Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Internet khiến ngành truyền hình Mỹ hấp hối?

Internet khiến ngành truyền hình Mỹ hấp hối?

Người Mỹ đang ngày càng lạnh nhạt với TV, số lượng thuê bao truyền hình cáp tụt dốc thảm hại… là những dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp truyền hình của nền kinh tế số 1 thế giới đang trong tình trạng “hấp hối”.


Internet khiến ngành truyền hình Mỹ hấp hối?


Tờ Business Insider, hôm 24/11, dẫn lời Craig Moffett và Michael Nathanson- hai chuyên gia phân tích về cổ phiếu của ngành truyền thông – cho biết ngành công nghiệp truyền hình trả tiền tại Mỹ đang phải “chịu đựng” một năm tồi tệ nhất từ trước đến nay. Theo đó, chỉ riêng trong qúy III/2013, những nhà cung cấp truyền hình lớn nhất đã để tuột mất 113.000 thuê bao.Trả lời phỏng vấn của báo giới, Tom Rutledge, CEO của Charter Communications nhấn mạnh, ông thực sự “ngạc nhiên” khi 1,3 triệu người dùng trong tổng số 5,5 triệu khách hàng của công ty ông không còn muốn sử dụng các dịch vụ truyền hình, và thay vào đó là các dịch vụ internet băng thông rộng.


Thực tế cho thấy, đà tụt giảm của số lượng người xem truyền hình ở Mỹ đã diễn ra trong nhiều năm qua, đặc biệt là khi các doanh nghiệp truyền hình trực tuyến đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các kênh truyền hình cáp với chất lượng cao hơn như AMC và HBO. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ người xem của cả truyền hình cáp và truyền hình trực tuyến đều đang giảm mạnh. Công ty nghiên cứu thị trường ISI Group dự báo, số lượng thuê bao truyền hình cáp của các nhà cung cấp lớn tính đến cuối năm nay có thể giảm xuống 40 triệu thuê bao- mức sụt giảm tồi tệ nhất từ trước đến nay.


Lý giải về sự lạnh nhạt của người dân Mỹ đối với ngành công nghiệp truyền hình, ISI cho rằng đây chính là bước khởi đầu đánh dấu sự thay đổi lịch sử từ việc xem truyền hình sang xem video trên mạng. Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ internet kèm theo sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động- nơi người dùng có thể xem được cả các chương trình truyền hình cùng những bộ phim yêu thích chiếu trên TV- đang thực sự khiến ngành công nghiệp truyền hình bị “tổn thương” nghiêm trọng, thậm chí là đứng trước nguy cơ chết dần.


Trong khi đó, đà phổ biến rộng rãi của wifi, cũng là một nhân tố thúc đẩy người dùng Mỹ rời bỏ các gói truyền hình cáp hay các dịch vụ Internet băng thông rộng. Hiện các cửa hàng, trường học, quán cafe… tại 57 thành phố của Mỹ, bao gồm cả Los Angeles đều cung cấp wifi miễn phí. Facebook và Cisco cũng đang hợp tác cung cấp wifi miễn phí cho tất cả các khách hàng ở bất kỳ doanh nghiệp nào khi truy cập vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.


Không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ trở thành quốc gia tiên phong trong nhiều lĩnh vực của cả thế giới. Các xu hướng thường xuất phát từ đây và vì thế, sự thay đổi của khán giả nước này đang phản ánh một thực tế mới. Chính khán giả Mỹ đã là những người đầu tiên quay lưng lại với các chương trình thi hoa hậu từ trước đó nhiều năm, làn sóng ấy lan sang cả châu Âu và giờ chỉ còn vài nước đang phát triển là vẫn còn hào hứng với hoa hậu.


Điều này được minh chứng bằng việc dịch chuyển địa điểm thi hoa hậu tại các nước châu Á ngày càng nhiều. Xu hướng chán truyền hình có lẽ cũng theo “vòng đời” như vậy và đó là điều tất yếu khi nhiều người nhìn thấy sự “hấp hối” này nhưng cũng khó “động chân tay” để thay đổi được xu thế, bởi đó là quy luật của phát triển. Sự thống trị của truyền hình trong đời sống giải trí của người dân hơn một thế kỷ qua cũng đã đến lúc thoái trào.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: