Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Foodpanda nhận đầu tư "khủng", tập trung vào thị trường châu Á

Foodpanda nhận đầu tư "khủng", tập trung vào thị trường châu Á

Số tiền mà dịch vụ đặt hàng thức ăn trực tuyến Foodpanda nhận được từ vòng gọi vốn này là 110 triệu USD, nâng tổng số tiền đã được đầu tư lên con số 218 triệu USD.


Foodpanda nhận đầu tư "khủng", tập trung vào thị trường châu Á


Foodpanda là thương hiệu toàn cầu hoạt động tại 40 quốc gia trên toàn thế giới và đang giữ vị trí dẫn đầu thị trường tại 32 quốc gia. Rocket Internet AG - công ty mẹ của Foodpanda là đơn vị đóng góp lớn nhất vào đợt gọi vốn lần này bên cạnh những nhà đầu tư mới không được tiết lộ. Sau khi giành thị phần các đối thủ cạnh tranh chủ chốt trong năm nay ở Ấn Độ, Mexico, Nga, Brazil, Đông Âu, Trung Đôngchâu Á, FoodPanda sẽ dùng khoản đầu tư mới để tiếp tục đầu tư về sản phẩm và công nghệ, tiếp tục tập trung vào dịch vụ khách hàng để trở thành công ty đặt hàng thức ăn trực tuyến có dịch vụ giao hàng nhanh chóng, tiện lợi và thân thiện với khách hàng.


Ralf Wenzel, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành tập đoàn Foodpanda chia sẻ: "Trong vài tháng qua, chúng tôi đã trở thành tập đoàn ẩm thực trực tuyến hàng đầu trên khắp các thị trường mới nổi triển vọng và phát triển nhanh nhất. Nguồn tài trợ mới cho phép chúng tôi hoàn toàn tập trung vào trải nghiệm với người tiêu dùng, đầu tư cho dịch vụ khách hàng, xóa bỏ hoàn toàn cách thức đặt thức ăn qua những tờ rơi và các cuộc gọi”.


Tại Việt Nam, Foodpanda bắt đầu hoạt động từ năm 2012 và cho đến nay đã hợp tác với hơn 1000 nhà hàng của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng v.v.. Chắc chắn trong thời gian sắp tới, Foodpanda Việt Nam sẽ mở rộng hoạt động ra nhiều thành phố, đa dạng hóa hơn nữa lựa chọn ẩm thực trên với thêm nhiều nhà hàng địa phương và quốc tế được yêu thích.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: