Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Chủ tịch Đà Nẵng dùng email tiếp dân như thế nào?

Chủ tịch Đà Nẵng dùng email tiếp dân như thế nào?

Trả lời phỏng vấn của VnEconomy qua email, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ cho hay một tháng sau khi công bố hộp thư huynhductho@danang.gov.vn, ông đã nhận được tới 1.247 email các loại.


Đà Nẵng: Quản lý đô thị qua… Facebook


Chủ tịch Đà Nẵng dùng email tiếp dân như thế nào?


Trong số này, số email có nội dung, gồm email của công dân, tổ chức gửi đến có nội dung phản ánh, đề xuất, góp ý cụ thể; email phản hồi của sở, ngành, địa phương là 678. Còn lại là mail chúc mừng, cảm ơn, phản ánh chung chung...


Nội dung email gửi đến thuộc rất nhiều lĩnh vực, như các thủ tục hành chính gây phiền hà, việc giải quyết các thủ tục cho công dân ở một số đơn vị còn quan liêu; Năm Văn hoá, văn minh đô thị Đà Nẵng 2015, trật tự giao thông, đô thị, lấn chiếm vỉa hè, ý thức giao thông của một số người tham gia giao thông; các vấn đề liên quan đến quản lý đô thị như thảm nhựa các tuyến đường, thoát nước, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường; vấn đề đầu tư cho văn hoá; chính sách cho các đối tượng xã hội, đối tượng chính sách.


Về quy trình tiếp nhận, xử lý, ông Thơ cho biết, tranh thủ thời gian rảnh, ông và thư ký kiểm tra hộp thư, chuyển cho giám đốc sở, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện liên quan, yêu cầu kiểm tra, xử lý, trả lời công dân.


Những trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo lại ông để xử lý. Trường hợp bận quá thì ông giao thư ký in và gửi lại, ông sẽ bút phê vào giấy, thư ký chuyển nội dung cho cơ quan liên quan.


Cũng có một số trường hợp không thuộc thẩm quyền xử lý của UBND thành phố, mà thuộc thẩm quyền xử lý của các bộ, ngành Trung ương. Những trường hợp này, ông Thơ chỉ đạo văn phòng có văn bản đề nghị cơ quan Trung ương xem xét, xử lý.


"Cũng có một số email tôi không trả lời, hoặc chỉ ghi nhận. Những trường hợp này là mail có nội dung chung chung, không thể xác minh, xử lý được. Cũng có trường hợp, tôi đề nghị công dân nêu cụ thể hơn để có cơ sở xử lý", ông Thơ cho biết.


Trả lời câu hỏi của VnEconomy về đánh giá của Chủ tịch Đà Nẵng đối với vấn đề truyền thông và mạng xã hội, ông Huỳnh Đức Thơ cho rằng, "việc thông tin càng chính xác, công khai, minh bạch thì việc xử lý vấn đề càng trở nên dễ dàng, dĩ nhiên là trừ những vấn đề không được phổ biến theo quy định của pháp luật".


"Đối với các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đây là một kênh truyền thông cực kỳ nhanh chóng, rộng rãi, đặc biệt là trong giới trẻ. Nếu được sử dụng một cách đúng đắn thì hiệu quả sẽ rất cao. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, những thông tin không chính xác, hoặc cố tình tung tin sai sự thật thì cái sai này cũng sẽ lan rộng, có khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, tổ chức, thậm chí cho quốc gia", ông viết.


"Tôi ủng hộ việc sử dụng việc sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với công dân. Vấn đề là mình sử dụng các công cụ này như thế nào mà thôi", ông cho biết thêm.


Hiện tại, vẫn theo vị tân Chủ tịch, một số cán bộ, công chức Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã lập một trang tin trên Facebook có tiêu đề "Quản lý đô thị Đà Nẵng - xanh - sạch - đẹp", đến nay có trên 11.000 người tham gia. Đã có nhiều thông tin phản ánh, góp ý liên quan đến quản lý đô thị của thành phố Đà Nẵng, và thành phố cũng xem đây là một kênh để tiếp nhận ý kiến người dân, giải quyết công việc nhanh chóng và tốt hơn.


Trước đó, ngày 27/2/2015, tân Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đã công bố email của mình với mục đích thực hiện "chủ trương công khai nối kết thông tin giữa lãnh đạo địa phương cùng giới báo chí truyền thông và cộng đồng xã hội nhằm tạo mối quan hệ tương tác minh bạch và kịp thời hơn trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: