Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Các công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba sắp hết thời?

Các công ty công nghệ Trung Quốc như Alibaba sắp hết thời?

Alibaba Group là một trong số ít những công ty Trung Quốc có cổ phiếu vẫn tăng giá nhưng đã chứng kiến mức giảm 28% so với thời điểm đỉnh cao vào tháng 11/2014.


Alibaba tăng giá IPO, có thể huy động đến 25 tỷ USD


Jack Ma, CEO Alibaba


Nội dung nổi bật:


- Một nửa trong số 14 công ty dotcom của Trung Quốc IPO tại Mỹ năm ngoái đang giao dịch ở mức dưới giá khởi điểm.


- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi tiêu lớn trong khi tốc độ phát triển doanh thu chậm chạp khiến sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc.


Khi chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng lên mức cao kỷ lục trong kỷ nguyên dotcom cũng là lúc những phấn khích về sự bùng nổ Internet ở Trung Quốc bắt đầu mờ nhạt dần.


Một nửa trong số 14 công ty dotcom của Trung Quốc IPO tại Mỹ năm ngoái đang giao dịch ở mức dưới giá khởi điểm. Thậm chí ngay cả ALIBABA Group – một trong số ít những công ty có cổ phiếu tăng giá nhưng đã chứng kiến mức sụt giảm 28% so với thời điểm đỉnh cao vào tháng 11/2014. Tính trung bình, giá cổ phiếu của 14 công ty Trung Quốc đã giảm 3,1% trong năm nay so với mức 6,1% trên sàn Nasdaq trước đó.


Nói chung niềm tin của các nhà đầu tư, vốn lên đỉnh điểm khi Alibaba thành công với thương vụ IPO kỷ lục 25 tỷ USD vào tháng 9 năm ngoái, đã bị ảnh hưởng mạnh bởi làn sóng công bố lợi nhuận ít ỏi của các công ty công nghệ Trung Quốc. Những công ty IPO vào năm ngoái bao gồm cả Weibo Corp – mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, Momo – ứng dụng hẹn hò trên di động đều công bố doanh thu đáng thất vọng.


Thị trường đang không ổn định khiến các nhà đầu tư trở nên ngờ vực hơn”, Michael Wang – chiến lược gia tại Amiya Capital nói.


Lợi nhuận đáng thất vọng – giá cổ phiếu giảm rõ ràng đang phản ánh sự suy giảm của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới là Trung Quốc. Tuy nhiên đây không phải là lời giải thích duy nhất.


Phấn chấn với triển vọng tăng trưởng của thị trường Internet lớn nhất thế giới với 649 triệu người dùng, các nhà đầu tư đã ấn định giá trị các công ty tại Trung Quốc cao hơn so với các đối thủ đến từ Mỹ. Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi tiêu lớn trong khi tốc độ phát triển doanh thu chậm chạp khiến các nhà đầu tư buộc phải thu hẹp định giá kể trên.


Cụ thể, 16 trong số 28 công ty Internet và công nghệ của Trung Quốc báo cáo lợi nhuận quý thứ 4 năm 2014 dưới mức dự báo của các chuyên gia kinh tế, bao gồm cả Baidu và Youku Tudou. Tỷ lệ những cổ phiếu đang giao dịch ở dưới mức IPO năm nay cao hơn so với năm 2011 làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư.


Momo – một ứng dụng thuộc sở hữu của Tinder nói rằng họ đã mất 2,5 triệu USD trong quý thứ 4 khi phải tăng chi tiêu cho tiếp thị gấp 6 lần. Cổ phiếu của hãng cũng giảm 8% trong tháng này, dẫn đến sụt giảm 23% kể từ tháng 12 sau khi huy động được 248 triệu USD.


Phòng truyền thông của công ty đã đưa ra lời giải thích vào ngày 18/3 rằng Momo phải tập trung vào chiến lược dài hạn và giờ vẫn là quá sớm để xét đến thành công của họ.


Weibo –một mạng xã hội hoạt động với mô hình giống Twitter cũng tuyên bố giảm doanh thu hơn 21% do sự cạnh tranh khốc liệt từ WeChat – dịch vụ mạng xã hội sở hữu bởi Tencent. Doanh số của Weibo cũng sẽ giảm xuống dưới 93 triệu USD trong quý này so với mức 105 triệu USD giai đoạn 3 tháng trước đó.


Các nhà đầu tư đang lo ngại rằng quyết định của Tencent khi bắt đầu bán quảng cáo trên nền tảng tin nhắn WeChat có thể thu hút các nhà tiếp thị từ Weibo, Yue Yao. Hiện Weibo có 175,7 triệu người dùng hàng tháng, ít hơn 1 nửa người dùng của WeChat.


Khi được hỏi về tình hình hoạt động của công ty, người phát ngôn Julien Gong Min nhắc đến những bình luận của CEO Wang Geofei nói trong một hội nghị rằng sự cạnh trạnh của WeChat sẽ có lợi cho tất cả các công ty bởi nó “tăng tổng phạm vi của ngành công nghiệp”.


Dẫu vậy, theo phân tích của 86Research trong khi một số thương vụ IPO năm ngoái không có diễn biến tốt như mong đợi thì vẫn không ngăn cản sự thích thú của nhà đầu tư vào các công ty Trung Quốc.


Sogou – đơn vị đang được kiểm soát bởi Sohu.com đang lên kế hoạch IPO tại Mỹ trong nửa cuối năm 2015 và được định giá gần 3 tỷ USD.


Chọn các công ty niêm yết tại Trung Quốc thay vì Mỹ


Các nhà đầu tư sẽ trở nên 'chảnh' hơn vào năm nay nhưng vẫn rất thích thú với lĩnh vực công nghệ”, Cheng Cheng – chuyên gia phân tích tại Pacific Crest nói.


Các nhà đầu tư có thể chuyển vốn từ các công ty niêm yết tại Mỹ đến thị trường nội địa sau khi chỉ số chứng khoán Thượng Hải bước vào thời kỳ tăng trưởng. Chỉ số nội địa chạm mốc cao nhất trong 5 năm vào ngày 18/3 do những đồn đoán về việc Chính phủ sẽ thực hiện những chính sách thúc đẩy nền kinh tế. Trong khi đó những công ty Trung Quốc giao dịch tốt nhất tại Mỹ chỉ tăng 1,4% trong cùng thời kỳ.


Cụ thể, dù giá cổ phiếu của Youku – một công ty ti vi Internet nhỏ đã giảm 39% kể từ khi đạt mốc cao nhất vào tháng 11/2014 tại Mỹ thì đối thủ cạnh tranh của họ là Leshi Internet & Technology được giao dịch ở sàn Thượng Hải lại tăng tới 144% trong cùng thời kỳ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: