Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

4 ứng dụng gọi video “ăn đứt” FaceTime

4 ứng dụng gọi video “ăn đứt” FaceTime

Để liên hệ với bạn bè và người thân, các ứng dụng video-call là lựa chọn hoàn hảo. Riêng tư hơn những cuộc điện thoại thông thường nhưng cũng đơn giản hơn, tính năng video-call thường là miễn phí và đang xuất hiện trên nhiều ứng dụng khác nhau.


Nếu như bạn có một chiếc iPhone hoặc iPad, lựa chọn thường thấy nhất cho tính năng video-call chính là FaceTime. Ứng dụng này do chính Apple xây dựng, tích hợp sẵn trong hệ điều hành iOS và hoạt động rất trơn tru.


Tuy nhiên, nhược điểm của FaceTime là nó chỉ hỗ trợ các sản phẩm của Apple. Do đó, nếu như bạn có một chiếc máy tính bảng hoặc điện thoại Android, bạn cần phải lựa chọn một ứng dụng khác mới có thể kết nối với tất cả bạn bè của mình.


Rất may mắn là bạn có rất nhiều lựa chọn tốt hơn FaceTime cho việc kết nối video-call và dưới đây là những ứng dụng ở top đầu bạn nên lựa chọn cho phương thức liên hệ này.


Google Hangouts


Tải Google Hangouts cho Android


Tải Google Hangouts cho iOS


Giá: Miễn phí cho iOS và Android


Google Hangouts


Ứng dụng nhắn tin và gọi video của Google là một trong những ứng dụng phổ biến nhất để thực hiện các kết nối trên điện thoại Android. Không chỉ được cài đặt sẵn trên thiết bị Android, ứng dụng này còn tự “nhận diện” danh sách liên hệ từ tài khoản Google cũng như trong điện thoại của bạn giúp bạn thực hiện việc nhắn tin, gọi điện dễ dàng hơn rất nhiều.


Với Hangouts, bạn có thể tán gẫu với một người hoặc nhiều người (Google cho phép bạn cùng lúc chat với 10 người), sử dụng camera trước hoặc sau. Các cuộc gọi video và cả các cuộc gọi tiếng thông thường đều miễn phí với bất cứ người dùng Hangouts nào khác. Và nếu như bạn có một tài khoản Google, bạn đã có thể sử dụng Hangouts mà không cần bất cứ thao tác đăng kí nào nữa.


Viber


Tải Viber cho Android


Tải Viber cho iOS


Giá: Miễn phí cho iOS và Android


Viber


Ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí qua Internet (OTT) Viber đã tích hợp thêm tính năng gọi điện video từ năm ngoái. Là ứng dụng OTT có lượng người dùng đông đảo bậc nhất thế giới, việc tích hợp tính năng video-call giúp Viber càng thêm mạnh mẽ.


Với Viber, bạn có thể gửi một đoạn video đã được ghi từ trước qua tin nhắn hoặc thực hiện cuộc gọi video trực tiếp. Điều lưu ý duy nhất là không có tính năng gọi video trực tiếp mà bạn phải thực hiện cuộc gọi thông thường sau đó lựa chọn thêm tính năng video.


Imo


Tải Imo cho Android


Tải Imo cho iOS


Giá: Miễn phí cho iOS và Android


Imo


Không có một số tính năng “màu mè” như các ứng dụng ở trên, Imo là một ứng dụng đơn giản nhưng tiện dụng giúp bạn có thể gửi tin nhắn và thực hiện các cuộc gọi điện miễn phí qua Internet. Nó là lựa chọn tuyệt vời cho những người chỉ muốn thực hiện một cuộc gọi trơn tru và chỉ dừng ở đó.


Giống như Hangouts và Viber, bạn có thể dùng Imo để gửi tin nhắn và các stickers. Tuy nhiên, Imo đã đơn giản hóa tối đa để bạn có thể thực hiện một cuộc gọi video nhanh chóng nhất. Chỉ cần một cú chạm tay, bạn có thể thực hiện cuộc gọi video mà không cần mở các cuộc đối thoại giống như ở các ứng dụng khác.


Glide


Tải Glide cho Android


Tải Glide cho iOS


Giá: Miễn phí trên iOS và Android


Glide


Mặc dù không phải là ứng dụng “chat” video theo thời gian thực, song Glide xứng đáng có một vị trí trong danh sách này với các xử lí độc đáo của mình. Với Glide, bạn có thể ghi lại một đoạn video dài tối đa 5 phút và gửi cho một người nào đó. Người nhận có thể xem và trả lời ngay lập tức hoặc lưu lại và sau đó trả lời khi có thời gian.


Đây là ứng dụng rất tốt để bạn thực hiện các cuộc trao đổi mà không có những khoảng im lặng đáng sợ. Bởi vì bạn có thể trả lời đối phương khi nào bạn có thứ gì đó để nói với họ. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng này như một hộp thư thoại video, để lại tin nhắn cho một người nào đó và họ sẽ xem khi nào có thể. Bạn cũng có thể thực hiện chat nhóm trong Glide khi bạn gửi một video cho một nhóm người và tất cả đều nhận được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: