Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

BlackBerry hồi sinh thần kỳ: Cái tài của CEO John Chen

BlackBerry hồi sinh thần kỳ: Cái tài của CEO John Chen

Những nỗ lực cắt giảm chi phí, điều chỉnh đầu tư của John Chen đã giúp BlackBerry đạt lợi nhuận 28 triệu USD trong quý vừa qua.


Samsung đề nghị mua lại BlackBerry với giá 6 đến 7,5 tỉ USD


CEO John Chen


Ở thời điểm hiện tại, không ít người nhận định rằng thương hiệu BlackBerry đã và đang dần biến mất khỏi bản đồ công nghệ. Công ty từng suýt phải bán mình vì thua lỗ nặng nề; smartphone bị ế ẩm, không cạnh tranh được với iPhone lẫn Android.


Thế nhưng, trong báo cáo tài chính quý IV được BlackBerry công bố vào cuối tuần này, "Dâu đen" bất ngờ công bố làm ăn có lãi. Kết quả kinh doanh tốt đẹp trong quý này đến từ một phần không nhỏ những chính sách mới của CEO John Chen - người đã thực hiện hàng loạt cuộc cắt giảm chi phí, cũng như những điều chỉnh đầu tư về bản quyền trí tuệ.


Cụ thể, trong quý IV năm tài khóa 2015 (kết thúc vào 28/2/2015), BlackBerry công bố lợi nhuận đạt 4 cent/cổ phiếu, ngược lại hoàn toàn với dự đoán của các chuyên gia phố Wall rằng công ty thua lỗ 4 cent/cổ phiếu. Giá cổ phiếu BlackBerry tăng 3,2% lên 9,60 USD trong giao dịch trước giờ mở cửa hôm thứ 6 vừa qua.


BlackBerry - công ty đến từ Canada được gọi với cái tên thân mật "Dâu đen" - từng là một trong những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới (hiện đã bị Android và iPhone bỏ xa), đang trong quá trình "làm mới" mình dưới sự lãnh đạo của CEO John Chen.


BlackBerry giờ đây không còn quá chú tâm vào mảng điện thoại như trước, mà nguồn lực của công ty được đặt vào mảng dịch vụ và phần mềm. John Chen cũng muốn BlackBerry tập trung vào mảng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời từ bỏ tham vọng trở thành thương hiệu dành cho đại chúng (mass-market brand) mà BlackBerry từng hướng đến trước đây.


"Khả năng tài chính của chúng tôi là không có gì phải bàn cãi" - Chen cho biết trong một cuộc gọi với các nhà đầu tư, đồng thời cho biết nỗ lực "làm mới" BlackBerry hiện vẫn đang được tiếp tục. Hồi đầu tháng 3/2015, công ty tuyên bố sẽ đưa những sản phẩm thế mạnh của BlackBerry, bao gồm các dịch vụ bảo mật và giao diện "BlackBerry Hub" lên iPhone và các smartphone chạy Android. "Dâu đen" cũng tuyên bố hợp tác với Google để hỗ trợ "Android for Work" - phiên bản Android tối ưu cho công sở của hãng tìm kiếm. BlackBerry cũng là đối tác giúp Samsung phát triển tính năng bảo mật Knox dùng trên smartphone của công ty Hàn Quốc.


Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là BlackBerry đã từ bỏ mảng smartphone. Tại MWC 2015 vừa qua, BlackBerry giới thiệu hai mẫu smartphone; trong đó có một model dùng màn hình toàn cảm ứng và giá rẻ có tên BlackBerry Leap, và model còn lại có cạnh cong giống Galaxy S6 Edge cùng bàn phím trượt (model này chưa có tên gọi).


BlackBerry cho biết trong quý vừa qua họ xuất xưởng được 1,3 triệu smartphone. Cũng trong quý này, có 1,6 triệu điện thoại của BlackBerry đến tay người dùng, với giá bán trung bình 211 USD/sản phẩm. Chen cho biết hiện có 160 nhà mạng ở 86 quốc gia đang bán smartphone của BlackBerry, số lượng lớn nhất của công ty trong nhiều năm qua.


BlackBerry có lãi 28 triệu USD trong quý, một thành tích bất ngờ khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái, khi công ty thua lỗ tới 423 triệu USD. Tuy nhiên, doanh thu của công ty cũng đã tụt giảm 1/3 so với một năm trước đó, xuống còn 660 triệu USD, thấp hơn dự đoán của giới chuyên gia với 786 triệu USD.


Trong năm tài khóa 2016, Chen cho biết ông sẽ tập trung vào việc tạo lợi nhuận bền vững, vào việc đảm bảo công ty sẽ tạo ra dòng tiền tự do từ các hoạt động mỗi quý, và vào ổn định doanh thu vốn đang có chiều hướng tụt giảm hiện nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: