Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Smartphone “thuần Việt”: Linh kiện nhập từ Trung Quốc?

Smartphone “thuần Việt”: Linh kiện nhập từ Trung Quốc?

Trong số 20 nhà cung cấp linh kiện cho VNPT Technology, bao gồm: Nhà cung cấp Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...


Cận cảnh smartphone sản xuất đầu tiên tại Việt Nam


Nhà máy sản xuất Smartphone của VNPT Technology.

Nhà máy sản xuất Smartphone của VNPT Technology.


Bên lề sự kiện ra mắt điện thoại Smartphone "thuần Việt", BizLIVE đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban quản lý Phát triển sản phẩm phát triển công nghệ của VNPT Technology, đơn vị sản xuất.


VNPT Technology chính thức ra mắt chiếc điện thoại smartphone thế hệ thứ hai được thiết kế, phát triển và sản xuất bởi công ty. Ông đánh giá như thế nào về thị trường smartphone tại Việt Nam, tại sao VNPT lại tham gia vào lĩnh vực này?


Theo con số thống kê tại Việt Nam chỉ có 30% khách hàng dùng smartphone. Ngoài ra, với sản phẩm smartphone người tiêu dùng thường chỉ dùng trong 2 năm sau đó sẽ tìm kiếm những sản phẩm với các tính năng, cấu hình nên trên thị trường smartphone không có doanh nghiệp, nhà cung cấp nào có thể tồn tại tại vị trí đứng đầu trong thời gian dài.


Nhà cung cấp mới nổi tạo ra được dòng sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, trong vòng 2 năm hoàn toàn có thể chiếm lĩnh được thị trường. Đó là lý do để VNPT Technology sản xuất phát triển Vivas Lotus S2.


Giá bán lẻ niêm yết lần lượt đối với 2 model Vivas Lotus S2Vivas Lotus S2 Eco1.590.000 đồng2.190.000 đồng và chúng tôi khẳng định khi được sản xuất tại Việt Nam và tự nghiên cứu phát triển có thể có ưu điểm giảm giá thành.


Một điểm nữa, nhân công Việt Nam so với Trung Quốc cũng rẻ hơn vì vậy nhiều nhà sản xuất từ Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam.


Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban quản lý Phát triển sản phẩm phát triển công nghệ của VNPT Technology

Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban quản lý Phát triển sản phẩm phát triển công nghệ của VNPT Technology. Ảnh: Nguyễn Thảo


Với những nhà cung cấp linh kiện cho Vivas Lotus, chúng tôi làm việc và mua bán trực tiếp từ những nhà sản xuất linh kiện hoặc đại lý độc quyền được chỉ định, không làm qua trung gian mô giới nên giá thành đầu vào cũng ở mức rẻ để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm.


Những thương hiệu lớn hiện vẫn cung cấp các dòng sản phẩm phân khúc trung bình, thấp với mức giá dao động khoảng 2 triệu đồng. Trong khi Vivas Lotus S2 vừa ra đời và chưa có dấu ấn gì, thưa ông?


Trên thị trường có hai dòng sản phẩm. Một là của nhà cung cấp lớn hướng tới phân khúc cao hẳn còn với phân khúc dưới giá rẻ đưa ra cấu hình hạn chế.


Sản phẩm của nhà cung cấp lớn sản xuất cho nhiều thị trường khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài LoanViệt Nam chỉ là một trong những thị trường của họ.


Tỷ lệ nội địa hóa của dòng sản phẩm Vivas Lotus S2 là bao nhiêu, thưa ông?


Ngành sản xuất smartphone khác với những ngành công nghiệp khác, trong khi công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam chưa phát triển nên hàu hết linh kiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên đánh giá tỷ lệ nội địa hóa rất khó.


Tuy nhiên đánh giá hàm lượng chất xám của điện thoại chúng tôi đã đóng góp từ 60-70% do khâu ý tưởng, phân tích thị trường, tiến hành thiết kế sản phẩm từ chức năng, hình dáng đến bo mạch điện tử, sản xuất mẫu và viết phần mềm cho phần cứng vừa thiết kế. Sau đó nhập vật tư linh kiện từ nước ngoài về sản xuất, lắp ráp.


Linh kiện được nhập khẩu từ những nước nào? Có ý kiến lo lắng với mức giá như Vivas Lotus S2 linh kiện có thể được nhập chủ yếu từ Trung Quốc?


Trung Quốc cũng là một thị trường VNPT Technology chọn để nhập khẩu linh kiện. Bên cạnh đó còn có thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hiện VNPT Technology đang làm việc với 20 nhà cung cấp linh kiện khác nhau.


Xin cảm ơn ông!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: