Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Uber chính thức bị cấm tại nhiều quốc gia

Uber chính thức bị cấm tại nhiều quốc gia

Một tòa án tại Đức vừa ra lệnh cấm dịch vụ taxi Uber trên toàn nước Đức. Tòa án ở Frankfurt của Đức cho rằng, dịch vụ UberPOP không tuân thủ các quy định về giấy phép của Đức và châu Âu. Dịch vụ UberPOP kết nối các lái xe tư nhân với các hành khách qua ứng dụng Uber trên smartphone.



Một ban hội thẩm gồm 3 thẩm phán của tòa án đã phán quyết mỗi trường hợp vi phạm sẽ bị phạt 250.000 euro.


Uber chính thức bị cấm tại nhiều quốc gia


Ứng dụng Uber cho phép người dùng tại các thành phố lớn của hơn 50 quốc gia gọi xe chỉ với một ứng dụng đơn giản trên smartphone. Phiên bản Uber tại Đức, UberPOP, cho phép cả các lái xe tư nhân, và các lái xe taxi đã có giấy phép hành nghề sử dụng. Theo quy định mới của tòa án, chỉ những lái xe tư nhân chưa có giấy phép hành nghề taxi mới bị xử phạt, còn những lái xe đã có giấy phép sẽ không bị ảnh hưởng.


Một người đại diện cho Uber cho biết, công ty có thể sẽ kêu gọi chống lại quyết định trên. Trước khi đưa ra quyết định, chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Joachim Nickel nói rằng dịch vụ UberPOP “vi phạm luật lệ giao thông chở khách vì các lái xe hoạt động mà không có giấy phép”.


Trong khi đó, các luật sư đại diện cho Uber cho rằng, dịch vụ này không bị áp luật tương tự như các hãng taxi vì công ty chỉ hoạt động như một phương tiện kết nối các lái xe với hành khách.


Tuy nhiên, thẩm phán Uwe Eiler nói rằng trong trường hợp đó, Uber phải chứng minh và chứng tỏ rằng ngành nghề kinh doanh của Uber là cung cấp phương tiện miễn phí.


Quyết định trên của tòa án tại Đức được đưa ra 6 tháng sau khi tòa án Frankfurt đầu tiên ban hành lệnh cấm tạm thời đối với dịch vụ UberPOP. Tuy nhiên, lệnh cấm tạm thời sau đó đã được hoãn thi hành do có những ý kiến cho rằng cần xem xét lại vấn đề này ở góc độ rộng hơn.


Vụ kiện do hãng taxi của Đức là Taxi Deutschland, đưa lên. Đây là một trong hơn chục vụ kiện chống lại Uber ở nhiều quốc gia châu Âu trong những tháng gần đây.Tại Pháp, theo thông tin mà báo Le Monde của Pháp đưa, cảnh sát Pháp đã đột kích và khám xét các văn phòng của Uber ở Paris. Tại đây, 25 cảnh sát đã khám xét các trụ sở, văn phòng của Uber và thu giữ các tài liệu, điện thoại di động mà các lái xe sử dụng.


Luật mới của Pháp cho phép các công ty chia sẻ xe như Uber hoạt động, nhưng các lái xe phải có giấy phép và đăng ký bảo hiểm thích hợp. Điều này khiến dịch vụ Uber trở nên bất hợp pháp tại đây. Cảnh sát Pháp đã bắt đầu bắt giữ các lái xe Uber không đủ tiêu chuẩn. Đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng tiến hành đột kích văn phòng, bắt giữ lái xe của Uber kể từ khi công ty ra dịch vụ UberPOP.


Trong khi đó, ở châu Á, theo trang ZDNet, tình thế của Uber ở Hàn Quốc còn có vẻ nghiêm trọng hơn. Cảnh sát Seoul đã buộc tội giám đốc nhãn hiệu của Uber cùng các nhân viên và lái xe khác của công ty tội vi phạm luật giao thông của đất nước.


Trước đây, Hàn Quốc từng tuyên bố các dịch vụ của Uber là bất hợp pháp và “thề” sẽ ngăn chặn. Chính quyền Hàn Quốc cũng đã đưa trát hầu tòa cho CEO Travis Kalanick và tuyên bố trao thưởng cho bất kỳ ai báo cáo về trường hợp của CEO Travis Kalanick.


Ngoài ra, Uber cũng đang bị điều tra về những tuyên bố cho rằng công ty không thể đăng ký ứng dụng với nhà mạng ở Hàn Quốc. Hiện vẫn chưa rõ các nhân viên Uber sẽ đối mặt với những bản án gì.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: