Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Những phi vụ thâu tóm đình đám trong ngành TMĐT Việt Nam

Những phi vụ thâu tóm đình đám trong ngành TMĐT Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2014 Việt Nam có hơn 35 triệu người dùng Internet, chiếm 39% tổng dân số. Là 1 thị trường rất tiềm năng khiến nhiều doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ đầu tư nguồn lực, tuy nhiên đây cũng là canh bạc lớn của các doanh nghiệp và không ít thương vụ thâu tóm đã diễn ra.


Doanh nghiệp nội giữ ưu thế trong thương mại điện tử


Sức cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng ngày càng lan tỏa, đặc biệt gần đây, xu hướng thâu tóm trong ngành thương mại điện tử nổi lên, từ những lĩnh vực như sàn giao dịch, web bán hàng, thanh toán trực tuyến hay thiết kế website cũng đều có các thương vụ mua lại đình đám khiến giới thương mại điện tử luôn "cân não" và đó sẽ trở thành mục tiêu của những doanh nghiệp có tầm nhìn xa.


Nhìn lại năm vừa qua, sự góp mặt và đầu tư mạnh tay của các doanh nghiệp tên tuổi nước ngoài như Rocket Internet với Lazada.vn, Zalora, 701Search với Chotot.vn hay ALIBABA với đại lý độc quyền OSB, Rakuten với sự hợp tác cùng VC Corp đã cho thấy quyết tâm chinh phục, khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam của họ. Cùng với đó là sự phát triển thành công của những doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước như vatgia.com, tiki.vn, 5giay.vn, hangtot.com


Ngoài ra, 2 ông lớn "máu mặt" của Việt Nam là Viettel và Vingroup cũng bước chân vào thương mại điện tử. Sự tham gia của những ông lớn cho tới anh nhỏ là xu hướng tất yếu của 1 thị trường tiềm năng nhưng đây cũng là 1 con dao 2 lưỡi, 1 mặt mang lại nguồn gió mới, chắp cánh cho thương mại điện tử Việt Nam phát triển như kỳ vọng, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải lao vào cuộc chiến khốc liệt mà đôi khi phải đánh đổi rất nhiều thứ.


VNG "chịu thua" trong mảng TMĐT, nhượng lại 123mua.vn cho FPT


Những tưởng 1 doanh nghiệp lớn mạnh với lượng người dùng khủng như VNG sẽ khó chịu khuất phục nhưng năm qua, VNG đã chịu thua trong mảng thương mại điện tử, đóng cửa Zing Deal, dừng hoạt động 123.vn và bán lại 123mua.vn cho Sendo.vn của FPT.


Những phi vụ thâu tóm đình đám trong ngành TMĐT Việt Nam


Tháng 7/2014, thương vụ chuyển nhượng sàn thương mại điện tử 123mua.vn của VNG cho tập đoàn FPT đã được hoàn tất với giá cuối cùng là khoảng 11 tỷ VNĐ. Trước đây, 123mua.vn đã từng là 1 đối thủ nặng ký của Sendo.vn nên nắm bắt được sự đi xuống của 123mua.vn, Sendo.vn đã có kế hoạch mua lại sau đó dựa vào những thế mạnh của mình để khôi phục lại 123mua.vn đồng thời củng cố thêm vị thế của mình. Theo hợp đồng, FPT tiếp quản và thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng của 123mua.vn cùng với sự hợp tác của VNG trong việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho các khách hàng này.


Trong khi VNG đã nhận thấy lợi nhuận của sàn thương mại điện tử không đáng kể, thấp hơn gấp 10 lần so với đầu tư vào game thì FPT cho rằng mình hoàn toàn có đủ sức để gánh thêm 123mua.vn và quyết định từ bỏ game để chú tâm hơn vào thương mại điện tử. Theo thông tin chưa chính thức, công ty Cổ phần Giải trí di động - ME Corp đã mua lại hệ thống bán thẻ FPT để vươn xa hơn trong hệ sinh thái nội dung số trên điện thoại di động.


Từ đó cho thấy, cái duyên đối với thương mại điện tử cũng như là game sẽ đến với những ai tinh ý tự nhận thức về thế mạnh của mình và dừng lại nếu nhầm hướng khi còn chưa quá muộn.


24h mua lại Haivl.com với giá 33 tỷ


Đầu tháng 10/2014, 1 sự kiện khiến nhiều người phải chú ý đó là Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h đã hoàn tất việc mua lại Haivl.com, 1 web giải trí có lượng truy cập khủng với lượng fan đông đảo, thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Công nghệ APPVL Việt Nam.


Những phi vụ thâu tóm đình đám trong ngành TMĐT Việt Nam


Theo hợp đồng, 24h là 1 cổ đông lớn hỗ trợ, còn trực tiếp điều hành vẫn do Võ Thanh Quảng - người sáng lập ra trang web này. Mục đích chính của 24h khi mua lại Haivl.com đó là kết hợp với Nhac.vui.vn và Game.24h.com.vn để tạo thành 1 tổ hợp giải trí có sức thu hút mạnh nhất.


Với giá 33 tỷ VNĐ, có người cho rằng có vẻ vẫn "hời" bởi với tiềm lực của Haivl.com, chỉ cần hoạt động 2 năm là có thể hòa vốn. Tuy nhiên, ai có ngờ rằng, sau đó không lâu, Haivl.com đã chính thức bị đình chỉ hoạt động bởi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về thông tin điện tử khi cho đăng tải nhiều tin tức, hình ảnh phản cảm, nhảm nhí. Theo đó, Công ty Cổ phần Công nghệ APPVL Việt Nam phải chịu phạt 205 triệu đồng. Thương vụ mua lại Haivl.com của 24h trở thành "thương vụ hớ", còn việc 24h có mất trắng 33 tỷ hay không thì tới giờ vẫn chưa có thông tin chính thức.


Bizweb sở hữu Sieuweb.vn


Mở đầu xu hướng thâu tóm trong ngành thiết kế website, vào 11/2/2015, Công ty CP Công nghệ DKT (đơn vị nghiên cứu và phát triển Bizweb.vn) đã chính thức mua lại Siêu Web (Sieuweb.vn - Công ty CP Brodev Việt Nam). Siêu Web được biết đến là 1 giải pháp giúp cho bất kỳ ai cũng có được 1 website với chi phí thấp, thậm chí là miễn phí trọn đời thay vì phải nhờ hoặc thuê người khác làm hộ . Sau khi gần 2 năm ra mắt, Siêu Web đã xây dựng được 1 cộng đồng người dùng lên tới gần 80.000 người với 400 hợp đồng đăng ký mới mỗi ngày.


Những phi vụ thâu tóm đình đám trong ngành TMĐT Việt Nam


Tuy nhiên, khách hàng không chỉ cần 1 website với công nghệ tốt mà điều họ cần hơn cả là làm sao để bán được càng nhiều hàng càng tốt. Việc có được cộng đồng lớn mạnh trong khi quy mô chưa xứng tầm để tận dụng khai thác tối đa "khối tài sản" nên anh Trương Mạnh Quân - founder của Siêu Web, đã chuyển nhượng lại Siêu Web cho Bizweb.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: