Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tin tặc ẵm 100 triệu USD của quân đội Mỹ và Microsoft

Tin tặc ẵm 100 triệu USD của quân đội Mỹ và Microsoft

FBI vừa cáo buộc bốn người đàn ông xâm nhập vào hệ thống mạng máy tính của quân đội Mỹ và Microsoft để đánh cắp phần mềm. Tổng giá trị của số phần mềm này lên tới 100 triệu USD.


Trong một bản cáo trạng mới được niêm yết, bốn bị cáo đã ăn cắp phần mềm độc quyền dùng để huấn luyện phi công trực thăng Apache cũng như mã nguồn và cá thông số kỹ thuật liên quan tới máy chơi game Xbox của Microsoft (MSFT, Tech30) và các trò chơi bao gồm cả "Call of Duty: Modern Warfare 3".


Tin tặc ẵm 100 triệu USD của quân đội Mỹ và Microsoft


Những người đàn ông này, theo FBI, muốn "sử dụng, chia sẻ và bán", những thông tin mà họ đánh cắp được, và các quan chức liên bang đã thu hồi 620.000 USD tiền mà các bị cáo đã thu được từ việc bán phầm mềm.


Bốn bị cáo đều còn rất trẻ, Nathan Leroux 20 tuổi, Sanadodeh Nesheiwat 29 tuổi, Austin Alcala 18 tuổi, và David Pokora 22 tuổi.


PokoraNesheiwat đã nhận tội âm mưu gian lận máy tính và vi phạm bản quyền, hai bị cáo này sẽ được xét xử vào tháng 1/2015. Trong cáo trạng của Pokora, Bộ Tư pháp (Mỹ) cho biết "đây là trường hợp đầu tiên một cá nhân nước ngoài xâm nhập vào doanh nghiệp Mỹ để đánh cắp thông tin bí mật thương mại".


Một luật sư của Alcala cho biết, nhóm bào chữa đang "tiếp tục thảo luận với văn phòng luật sư Mỹ với hy vọng đạt được một giải pháp thuận lợi". Các luật sư của ba bị cáo còn lại không đưa ra bình luận.


FBI cho biết vụ tấn công này kéo dài từ tháng 1/2011 tới tận tháng 3/2014. Nhóm tấn công chiếm quyền truy cập vào các mục tiêu bằng cách lây nhiễm mã độc vào hệ thống và đánh cắp tên người dùng cùng mật khẩu của nhân viên trong công ty.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: