Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android

12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android

Hệ điều hành của Google đã trải qua nhiều thế hệ và mỗi phiên bản mới thường được giới thiệu cùng các smartphone hay máy tính bảng đình đám.


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


T-Mobile G1 / HTC Dream (Android 1.0)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Đây là thiết bị chạy Android đầu tiên được thương mại hóa. Thời điểm ra mắt, 10/2008, hệ điều hành Symbian vẫn thống trị thị trường smartphone, iPhone mới ra thế hệ thứ hai và ít người để ý đến nền tảng non trẻ của Google. HTC Dream được trang bị màn hình cảm ứng 3,2 inch kết hợp với bàn phím trượt QWERTY cùng nhiều nút vật lý điều khiển.


HTC Magic / T-Mobile MyTouch 3G (Android 1.5 Cupcake)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Android 1.5 Cupcake được giới thiệu năm 2009 cùng với mẫu smartphone HTC Magic. Thiết bị là smartphone Android đầu tiên không còn bàn phím QWERTY mà chỉ tập trung vào màn hình cảm ứng 3,2 inch, bằng kích thước trên HTC Dream.


Motorola Devour (Android 1.6 Donut)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Android 1.6 Donut là bản cập nhật khá kỳ lạ bởi Google đã phát hành bản nâng cấp mới hơn sau đó chỉ một tháng. Điều này khiến Devour được ít người biết đến dù rằng thiết bị này mở đầu cho thiết kế của nhiều smatphone Motorola về sau.


Motorola Droid / Milestone (Android 2.0 Éclair)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Motorola Droid được giới thiệu 11/2009 cùng hệ điều hành Android 2.0 Éclair. Thiết bị sở hữu màn hình 3,7 inch độ phân giải 480 x 854 pixel kết hợp cùng bàn phím QWERTY trượt. Lúc này Android đã nhìn thẳng vào đối thủ của mình là iPhone và Motorola Droid được phát triển để cạnh tranh với Apple.


Motorola Droid 2 (Android 2.2 Froyo)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Droid 2 là bản nâng cấp cho thế hệ trước và đã gặt hái được nhiều thành công đặc biệt tại thị trường Mỹ. Đây là thiết bị đầu tiên chạy bản Android 2.2 dù rằng lúc máy bán ra chỉ được cài Android 2.1 Éclair.


Google Nexus S (Android 2.3 Gingerbread)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Android 2.3 Gingerbread được giới thiệu lần đầu tiên cùng smartphone Google Nexus S. Thiết bị là sự hợp tác chặt chẽ giữa phần mềm từ Google và Samsung phát triển phần cứng dựa trên model Galaxy S.


Motorola Xoom (Android 3.x Honeycomb)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Nhìn nhận nghiêm túc, Motorola Xoom được coi là một thử nghiệm thất bại của Google trong việc phát triển riêng một bản Android dành cho máy tính bảng. Android 3.x Honeycomb cùng với Motorola Xoom không được người dùng đón nhận tuy nhiên thiết bị đã nhận được bản nâng cấp Ice Cream Sandwich.


Galaxy Nexus (Android 4.0 Ice Cream Sandwich)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Sau thành công với Nexus S, Samsung tiếp tục là đối tác phần cứng của Google khi phát hành Android 4.0. Galaxy Nexus được trang bị cấu hình mạnh mẽ với màn hình Super AMOLED 4,7 inch độ phân giải 720 x 1.280 pixel, bộ xử lý lõi kép, RAM 1 GB.


Google Nexus 7 (Android 4.1 Jelly Bean)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Thất bại với Motorola Xoom, Google vẫn tham vọng theo đuổi phân khúc máy tính bảng bằng việc tung ra model Nexus 7 chạy Android Jelly Bean. Nhờ tối ưu hóa phần mềm và phần cứng mạnh mẽ nhưng mức giá cạnh tranh nên Nexus 7 đã gặt hái được nhiều thành công.


Google Nexus 5 (Android 4.4 KitKat)


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Được giới thiệu cuối 10/2013, Nexus 5 là smartphone Nexus thứ 2 được sản xuất bởi LG, sau chiếc Nexus 4. Tương tự các model Nexus ra mắt trước đó, Nexus 5 ghi điểm nhờ phần cứng mạnh mẽ với giá bán phù hợp còn hệ điều hành Android ngày càng hoàn thiện.


12 thiết bị đình đám gắn với các phiên bản Android


Smartphone Nexus mới nhất được Motorola sản xuất với phần cứng mạnh mẽ và là thiết bị đầu tiên chạy Android 5.0 Lollipop.


Trong khi đó HTC sẽ đảm nhiệm máy tính bảng Nexus 9. Sản phẩm không chỉ đổi mới về nền tảng mà còn dùng màn hình tỉ lệ 4:3 tương tự iPad. Tuy vậy dòng Nexus đã được Google định vị với giá bán cao hơn, Nexus 6 từ 649 USD còn Nexus 9 từ 479 USD.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: