Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Chi phí sản xuất iPad Air 2 từ 275-358 USD, Apple lãi to

Chi phí sản xuất iPad Air 2 từ 275-358 USD, Apple lãi to

Mặc dù chỉ mất 275 USD để sản xuất song Apple bán chiếc iPad Air 2 bản 16GB Wi-Fi ở mức giá 499 USD, thậm chí bản 128 Wi-Fi + Cellular giá 929 USD được sản xuất với 358 USD.


Công ty nghiên cứu thị trường IHS ngày 29/10 bất ngờ tung ra danh mục các linh phụ kiện được sử dụng trong dòng máy tính bảng iPad Air 2 mới của hãng Apple, theo trang tin tức công nghệ Cnet.


Theo đó, tùy phiên bản mà chi phí sản xuất sản phẩm iPad Air 2 dao động trong khoảng 275-358 USD, một con số xem ra cực kỳ chênh lệch so với giá bán lẻ của chiếc máy tính bảng này.


Nếu như với phiên bản tầm trung iPad Air 2 16GB Wi-Fi hiện có giá bán lẻ 499 USD, Apple chỉ mất 275 USD để sản xuất, hoặc 358 USD đối với phiên bản iPad Air 2 cao cấp nhất (tức bản 128GB Wi-Fi + Cellular) vốn có giá bán lẻ 929 USD.


Chi phí sản xuất iPad Air 2 từ 275-358 USD, Apple lãi to

Danh mục linh phụ kiện để sản xuất iPad Air 2 được IHS tiết lộ - Ảnh chụp lại màn hình từ Cnet.


Màn hình là phụ kiện đắt đỏ nhất trong iPad Air 2 với 77 USD, trong khi đó cụm thiết bị điều khiển màn hình cảm ứng (touchscreen), bộ xử lý, RAM và linh kiện cho các kết nối không dây (trừ Bluetooth và GPS) lần lượt ở mức 38 USD, 22 USD, 18 USD và 33 USD.


Camera trên iPad Air 2 có giá thành 11 USD, còn cảm biến giao diện người dùng và vài loại cảm biến khác có tổng mức đầu tư là 22 USD.


Được biết, Apple bán ra thị trường thế hệ iPad Air 2 hoàn toàn mới hồi tuần trước với kiểu dáng mỏng hơn so với thế hệ iPad Air đầu tiên mặc dù vẫn trang bị màn hình kích thước lớn 9,7 inch.


Ở dòng iPad Air 2, Apple cung cấp cho khách hàng 3 tùy chọn dung lượng lưu trữ là 16GB, 64GB và 128GB cho cả bản Wi-Fi hay Wi-Fi + Cellular.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: