Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Duyệt web ẩn danh: có thể bảo vệ sự riêng tư

Duyệt web ẩn danh: có thể bảo vệ sự riêng tư

Có lẽ bạn không còn lạ gì với chế độ lướt web ẩn danh, hay còn gọi là duyệt web riêng tư – chế độ mà khi sử dụng nó để lướt web, trình duyệt sẽ không lưu lại bất kỳ dấu về nào của bạn. Ngoài những mục đích có phần… mờ ám, chế độ này còn phục vụ những lý do chính đáng khác.


Duyệt web ẩn danh: không chỉ để… xem sex


1. Chế độ duyệt web ẩn danh là gì?


Chế độ lướt web ẩn danh được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy từng loại trình duyệt như Incognito Mode (Chrome), Private Browsing (Firefox), InPrivate Browsing (IE)… Mục đích của chế độ này là nhằm đảm bảo tính riêng tư khi người dùng sử dụng Internet bằng cách tự động xóa lịch sử duyệt web, lịch sử tìm kiếm, cookies và toàn bộ các thông tin khác. Như vậy ở chế độ ẩn danh, bạn có thể lướt web thoải mái mà không sợ bị người khác nhòm ngó vì sau khi đóng cửa sổ ẩn danh, mọi dấu vết lướt web của bạn sẽ bị xóa hoàn toàn.


2. Cách mở chế độ ẩn danh


Chế độ ẩn danh có thể được mở theo nhiều cách khác nhau tùy từng loại trình duyệt và từng loại thiết bị mà người dùng sử dụng, cụ thể như sau:


Google Chrome: Để mở chế độ ẩn danh trong Chrome , bạn vào File > New Incognito Window hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + N. Cửa sổ ẩn danh sẽ xuất hiện với dấu hiệu nhận biết là một người đàn ông đội mũ màu xám nằm ở góc trái thanh tiêu đề.


Internet Explorer: Trong Internet Explorer , chế độ ẩn danh có thể được mở bằng cách vào menu Safety > InPrivate Browsing, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + P.


Mozilla Firefox: Giống như Chrome, trong Firefox , bạn vào File > New Private Window để mở cửa sổ duyệt web riêng tư với biểu tượng là một chiếc mặt nạ màu tím đặt ở gần cuối thanh tiêu đề.


iPhone: Nếu sử dụng iOS 7 trên iPhone, bạn có thể mở chế độ ẩn danh trên Safari bằng cách chạm vào biểu tượng tab ở góc phải và chọn nút Private.


Android: Nếu sử dụng trình duyệt Chrome trên Android bạn chỉ cần vào Setting > New Incognito để mở chế độ ẩn danh. Với các trình duyệt khác, cách mở chế độ ẩn danh sẽ tùy thuộc vào từng loại thiết bị và từng phiên bản Android, nhưng nhìn chung chế độ này được đặt ngay trong menu setting của trình duyệt.


3. Tại sao cần sử dụng chế độ ẩn danh


Ngoài những mục đích có phần… mờ ám, chế độ ẩn danh có thể phục vụ một số mục đích sau:


Bảo đảm tính riêng tư nơi công cộng: Khi bạn đang ở những nơi công cộng và cần sử dụng máy tính – có thể trong thư viện hoặc ở các quán Internet – nơi mà một chiếc máy tính được rất nhiều người sử dụng, thì việc lướt web ở chế độ ẩn danh là việc nên làm, đặc biệt là khi bạn muốn truy cập vào tài khoản ngân hàng chẳng hạn.


Vượt giới hạn của các dịch vụ trả phí: Nhiều trang web hiện nay chỉ cung cấp miễn phí một lượng giới hạn nội dung của trang, và người dùng phải trả thêm một khoản phí nhất dịnh xem những nội dung còn lại. Lúc này chế độ ẩn danh sẽ là bí quyết để bạn vượt qua giới hạn này: các trang web trên thường dựa vào cookies trên trình duyệt để giới hạn số lần truy cập của người dùng, nhưng cái hay của chế độ ẩn danh là trình duyệt sẽ không lưu lại cookies và vì vậy trang web đó sẽ nghĩ bạn là người mới mỗi lần bạn truy cập, nhờ vậy vô hình chung bạn có thể thoải mái truy cập trang web đó bao nhiêu lần tùy thích.


Kiểm tra thứ hạng website trên các máy tìm kiếm: Nếu bạn là một blogger, biên tập viên hoặc đang xây dựng trang web của riêng mình, bạn có thể sử dụng chế độ ẩn danh để đảm bảo rằng những lần duyệt trang không ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên các máy tìm kiếm phổ biến như Google, Bing… khi kiểm tra bằng máy tính của mình. Việc này sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc phải đăng xuất tài khoản và xóa cache của trình duyệt.


Đăng nhập cùng lúc nhiều tài khoản: Bạn cũng có thể sử dụng chế độ ẩn danh để đăng nhập nhiều tài khoản một lúc. Chẳng hạn, nếu đang phải sử dụng tài khoản Gmail của công ty để làm việc nhưng ngay lúc đó bạn phải kiểm tra thư cá nhân gấp, thì bạn có thể mở thêm một cửa sổ ẩn danh để đăng nhập tài khoản Gmail còn lại.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: