Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

MobiFone muốn mở rộng kinh doanh cả dịch vụ truyền hình

MobiFone muốn mở rộng kinh doanh cả dịch vụ truyền hình

Ông Mai Văn Bình, Tổng giám đốc kiêm phụ trách chức vụ Chủ tịch của MobiFone cho biết, MobiFone sẽ phải đi theo hướng thành tổng công ty kinh doanh đa dịch vụ như thoại, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ CNTT... thậm chí cả dịch vụ truyền hình.


MobiFone muốn mở rộng kinh doanh cả dịch vụ truyền hình

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm của MobiFone


Ngày 15/7/2014, MobiFone đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014. Ông Mai Văn Bình, Tổng giám đốc kiêm phụ trách chức vụ của MobiFone cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp này trong 6 tháng cuối năm là khẩn trương xây dựng đề án thành lập tổng công ty để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


MobiFone sẽ tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại như các nhà khai thác viễn thông trên thế giới, nhưng đồng thời cũng kế thừa những ưu điểm hiện nay để có sự hiệu quả và linh hoạt khi hoạt động theo mô hình mới.


Ông Mai Văn Bình khẳng định, chiến lược của MobiFone phải đi theo hướng thành tổng công ty kinh doanh đa dịch vụ như các nhà kinh doanh dịch vụ khác gồm thoại, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ CNTT... thậm chí cả dịch vụ truyền hình. Tuy nhiên, ông Mai Văn Bình nhấn mạnh, chiến lược phát triển dịch vụ của MobiFone sẽ dựa trên hạ tầng băng rộng, nhưng hiện nay thách thức là MobiFone chưa có mạng cố định băng rộng để phát triển trong tương lai. Một trong những yếu tố sống còn để MobiFone phát triển là phải có đội ngũ nhân lực chất lượng cao.


Ông Bình cho biết, việc tiến hành tái cơ cấu sẽ đặt ra cho MobiFone những cơ hội và thách thức và MobiFone phải biến thách thức thành động lực phát triển.


Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, thời gian chờ đợi tái cơ cấu VNPT khá lâu từ năm 2012 đến nay. Tuy nhiên, mục tiêu của tái cơ cấu là để tăng trưởng tốt hơn. Việc tách MobiFone ra khỏi VNPT chứng tỏ MobiFone đã trưởng thành. Khi tách ra, Bộ TT&TT có trách nhiệm thúc đẩy MobiFone và VNPT cùng phát triển để hình thành thị trường viễn thông theo quy hoạch của Chính phủ có từ 3 - 4 doanh nghiệp mạnh.


Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng nhấn mạnh, tuy MobiFone tách ra, nhưng vẫn phải quan hệ chặt chẽ với VNPT để tiếp tục khai thác hạ tầng của VNPT trên cơ sở yếu tố thị trường, đây vừa là yếu tố tình cảm, vừa là trách nhiệm. MobiFone và VNPT sẽ cạnh tranh với nhau nhưng vẫn phải phối hợp để cùng phát triển. Bộ trưởng đề nghị, nhiệm vụ quan trọng nhất của MobiFone từ nay đến cuối năm là tổ chức lại bộ máy và xây dựng đề án cổ phần hoá.


Cũng tại hội nghị này, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT cho biết, việc tách MobiFone ra khỏi VNPT cũng có nghĩa là khoảng 70% lợi nhuận của VNPT sẽ tách ra. MobiFone đã sinh ra trong VNPT hơn 20 năm qua nên khi MobiFone tách ra vẫn còn chịu trách nhiệm với đại gia đình VNPT.


"Khi tách VietnamPost ra khỏi VNPT, lúc đầu rất khó khăn nhưng sau đó VietnamPost đã phát triển tốt. MobiFone có thuận lợi hơn VietnamPost khi tách nên có điều kiện thuận lợi để trở thành nhà khai thác mạnh, đó là điều mà chúng tôi mong muốn. Khi tách ra, chúng ta vẫn là con một nhà, phải tận dụng thế mạnh của nhau để lớn mạnh hơn nữa", ông Phạm Long Trận nói.


Phát biểu tổng kết hội nghị, ông Mai Văn Bình khẳng định dù MobiFone tách ra nhưng vẫn gắn bó và hợp tác với VNPT. MobiFone sẽ sáng tạo trong công tác kinh doanh, phát triển và mở rộng dịch vụ để trở thành một nhà khai thác viễn thông mạnh và cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông - CNTT.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: