Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Apple nhận được bằng sáng vỏ thủy tinh nguyên khối

Apple nhận được bằng sáng vỏ thủy tinh nguyên khối

Mới đây, Apple vừa nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật nấu chảy và ghép các cấu trúc bằng thủy tinh lại với nhau nhằm tạo nên một bộ vỏ nguyên khối chứa các bảng mạch và thành phần bên trong thiết bị chạy iOS của hãng.


Đồng thời, thông tin bằng sáng chế còn cho biết kỹ thuật trên cũng có thể được áp dụng cho các thiết bị có kích thước lớn hơn như màn hình máy tính hoặc TV.


Bằng sáng chế với tên gọi đầy đủ là "Nung chảy thủy tinh tạo thành dạng hộp" diễn tả kỹ thuật cho phép tạo ra một bộ vỏ bằng thủy tinh nguyên khối, liền mạch cho các thiết bị điện tử. Trong văn bản sáng chế, nhằm khắc phục nhược điểm về trọng lượng nặng của thủy tinh, Apple đề xuất một kỹ thuật hoàn toàn mới nhằm tạo ra lớp vỏ đảm bảo độ bền và có thiết kế nhẹ, thẩm mỹ và nâng cao trải nghiệm người dùng.


Apple nhận được bằng sáng vỏ thủy tinh nguyên khối


Thay vì sử dụng cấu trúc hoàn toàn bằng thủy tinh, Apple đã đề xuất kỹ thuật ghép các mảnh thủy tinh với nhau ngay trong quá trình nung chảy. Theo đó, các cạnh và viền xung quanh của các mảnh được dát phẳng và nung chảy cùng nhau nhằm hình thành nên một khối vật liệu dày để dễ dàng gia công thành hình dạng mong muốn. Bên cạnh đó, các bộ phận bổ sung như phần nổi lên hoặc khung sườn bên trong sẽ được sử dụng nhằm gia cố thêm tại các vị trí yếu hoặc các điểm linh hoạt xung quanh cấu trúc như lỗ, nút,...


Apple nhận được bằng sáng vỏ thủy tinh nguyên khối


Trong một số trường hợp, đặc biệt là các thiết bị có kích thước lớn, 5 mặt của bộ vỏ được đúc liền với nhau trong khi màn hình và các thành phần khác sẽ được chèn hoặc trượt vào các ngàm cố định vị trí bên trong. Theo thông tin trong bằng sáng chế, lớp vỏ phần lưng của thiết bị sẽ được làm mờ hoặc nhuộm màu nhằm che đi những thành phần bên trong như pin, bảng mạch hoặc những sợi cáp. Tuy vậy, độ trong suốt của thủy tinh vẫn có thể được giữ lại toàn bộ tùy theo thiết kế của thiết bị.


Bằng sáng chế đã một lần nữa cho thấy mối quan tâm của Apple về các phương pháp sử dụng thủy tinh làm vật liệu chế tạo thiết bị. Tuy nhiên, rõ ràng đây vẫn dừng lại ở một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của hãng và chưa có tín hiệu gì về một sản phẩm thực tế. Dù vậy, một thiết bị bằng thủy tinh nguyên khối có thể sẽ cung cấp cho người dùng trải nghiệm khá mới mẻ nếu điều này sẽ thành hiện thực trong tương lai.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: