Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Asus Zenfone 5 xách tay về VN, giá 3,65 triệu đồng

Asus Zenfone 5 xách tay về VN, giá 3,65 triệu đồng

Bản Zenfone 5 vừa được đưa về Việt Nam là bản A500 dùng chip 2 GHz, giá bán thấp hơn cả triệu đồng so với hàng chính hãng.


Asus Zenfone 5 xách tay về VN, giá 3,65 triệu đồng

Zenfone 5 xách tay có giá tốt tại Việt Nam


Chiều 23/4, một cửa hàng điện thoại xách tay đã cho bán ra những chiếc Zenfone 5 đầu tiên. Đợt hàng đầu tiên với khoảng 50 máy đã bán hết sạch do số lượng người đến mua rất đông.


Những chiếc Zenfone 5 xách tay nói trên đều là bản A500, bán ra với giá 3,65 triệu đồng, tức là thấp hơn gần một triệu so với hàng chính hãng (giá 4,49 triệu đồng), tặng kèm thẻ nhớ 8 GB. Sản phẩm được đưa về nước từ Đài Loan – thị trường quê nhà của Asus và chỉ có 2 màu là đen và trắng.


Hiện tại, Zenfone là một trong số những sản phẩm giá rẻ được quan tâm nhất trên thị trường. Asus vừa công bố giá bán của 3 mẫu Zenfone tại thị trường Việt Nam. 2 mẫu Zenfone 4 và 6 lần lượt có giá là 2 và 6 triệu đồng. Trong khi đó, Zenfone 5 được chia làm 2 bản A500 và A501. Bản Zenfone A500 được tích hợp cấu hình mạnh hơn với chip lõi kép tốc độ 2 GHz trong khi bản A501 dùng chip 1,6 GHz. Bản A501 được chào bán tại Việt Nam với giá 4 triệu đồng.


Asus Zenfone 5 xách tay về VN, giá 3,65 triệu đồng


Asus Zenfone 5 xách tay về VN, giá 3,65 triệu đồng

Zenfone 5 xách tay chỉ có 2 màu là đen và trắng


Qua trao đổi với một số đại lí, Zenfone 5 cũng là sản phẩm được đặt trước nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại so với 2 model còn lại. Ngoài thông số về chip xử lí thì toàn bộ cấu hình của 2 bản A500 và A501 đều giống hệt nhau (có thông tin về việc bản A500 có thể tháo rời pin để thay thế). Cụ thể, máy được trang bị màn hình 5 inch độ phân giải 720 x 1.280 pixel, mật độ điểm ảnh 295 ppi, RAM 1 GB, dung lượng lưu trữ trong 8 GB, camera sau 8 megapixel với công nghệ Pixel Master cho khả năng chụp thiếu sáng ấn tượng.


Zenfone 5 chạy hệ điều hành Android 4.3 Jelly Bean với giao diện Zen UI tùy biến. Dự kiến, Zenfone bản chính hãng sẽ đến tay người dùng vào cuối tháng 4 này. Tuy nhiên, đợt hàng đầu tiên của Asus có thể sẽ khan hiếm do số lượng nhập về nước không nhiều.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: