Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Microsoft kiếm được hàng tỉ USD từ bản quyền... Android

Microsoft kiếm được hàng tỉ USD từ bản quyền... Android

Trong năm 2013 vừa rồi, Samsung đã trả cho Microsoft 1 tỉ USD tiền bản quyền cho các thiết bị chạy nền tảng Android.


Microsoft kiếm được hàng tỉ USD từ bản quyền... Android


Microsoft đã có nhiều thỏa thuận sử dụng bản quyền sáng chế với các nhà sản xuất thiết bị chạy Android, tuy nhiên có lẽ Samsung là công ty trả cho họ nhiều nhất khi trong năm 2013, Samsung đã trả 1 tỉ USD tiền bản quyền cho Micrsoft, con số này được tiết lộ từ tài liệu của tòa án.


Hai gã khổng lồ công nghệ đã kí kết thỏa thuận về bản quyền sáng chế trên thiết bị chạy Android của Samsung từ năm 2011, theo đó hãng điện tử Hàn Quốc sẽ trả cho Microsoft tiền bản quyền theo số lượng sản phẩm bán ra. Tuy nhiên vào cuối năm rồi, Samsung bắt đầu trì hoãn việc thanh toán theo thỏa thuận.


Microsoft đã đưa vụ việc ra toà, yêu cầu được thanh toán khoản tiền còn thiếu và khoản tiền lãi lên đến 6,9 triệu USD. Đáp lại cáo buộc này, Samsung cho rằng Microsoft đã phá vỡ thỏa sử dụng bằng sáng chế chéo khi mua lại bộ phận sản xuất điện thoại của Nokia.


Đây sẽ là một vụ kiện khó khăn, nhất là trong khi Samsung vẫn đang phát triển máy tính và máy tính bảng chạy nền tảng của Windows.


Microsoft tỏ ra tự tin về việc sẽ thu được khoản tiền tác quyền khổng lồ này từ Samsung. "Chúng tôi tin rằng luận điểm của mình mạnh mẽ và sẽ thành công", Phó tổng cố vấn của Micrsoft - David Howard phát biểu trên Recode. "Đồng thời, Microsoft xem trọng mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa chúng tôi và Samsung, nó đang được thực hiện và hi vọng sẽ được tiếp tục", ông cho biết thêm.


Từ trước đến nay, Microsoft luôn cho rằng Android vi phạm nhiều bản quyền sáng chế của mình, do đó các nhà sản xuất thiết bị phải kí kết thỏa thuận về bản quyền với họ nếu không muốn bị lôi ra tòa.


Gần đây, Microsoft đã thuyết phục được Samsung chuyển sang dùng ứng dụng văn phòng Word sau chuyến thăm của CEO Satya Nadella đến Hàn Quốc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: