Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Qualcomm mua lại công ty Wilocity

Qualcomm mua lại công ty Wilocity

Qualcomm mới đây đã hoàn tất việc mua lại công ty khởi nghiệp Wilocity (Israel). Đây là một bước đi quan trọng đối với Qualcomm trong quá trình hãng thử nghiệm mạng không dây thế hệ kế tiếp 802.11ad, hay còn được gọi bằng cái tên WiGig.


Qualcomm mua lại công ty Wilocity


Chuẩn mạng này hứa hẹn mang lại tốc độ lên đến vài Gigabit trên băng tần 60GHz (ngoài ra còn hỗ trợ thêm băng tần 2,4GHz và 5GHz truyền thống). Ở triển lãm MWC 2014, Wilocity trình diễn một bản mẫu của con chip "Sparrow Wil6300" 60GHz và họ đã đạt được tốc độ truyền tải tối đa vào khoảng 7Gbps. Để các bạn dễ so sánh thì các router Wi-Fi 802.11ac thương mại hiện nay có tốc độ nhanh nhất vào khoảng 1,75Gbps, còn tốc độ của USB 3.0 tối đa là 5Gbps.


Thực chất thì Qualcomm đã đầu tư vào Wilocity từ năm 2008 và theo dự kiến thì WiGig sẽ xuất hiện trong SoC Snapdragon 810. Qualcomm cho biết công nghệ 60GHz sẽ cải thiện đáng kể hiệu năng và tốc độ của các ứng dụng cần đến mạng không dây. Chi tiết tài chính của thương vụ không được công bố.


Vấn đề của WiGig đó là băng tần 60GHz có thể mang lại tốc độ cao nhưng khả năng đâm xuyên lại kém, chính vì thế việc truyền sóng xuyên qua các bức tường, chướng ngại vật là một bài toán cần giải quyết. Nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về giá trị thương mại dài lâu của băng tần này. Họ cho rằng WiGig chỉ phù hợp với những tình huống sử dụng cần truyền tải dữ liệu nhanh với khoảng cách ngắn, ví dụ như hai thiết bị di động trao đổi tập tin cho nhau hoặc chơi game độ phân giải cao trong mạng nội bộ. Còn nếu muốn truyền tín hiệu đi xa, thiết bị WiGig sẽ phải chuyển sang dùng băng tần 2,4GHz hoặc 5GHz.


Ngoài Qualcomm, trong liên minh WiGig còn có nhiều cái tên nổi tiếng khác như AMD, Intel, Broadcom, Cisco, Microsoft, Nokia, NVIDIA, Panasonic, Samsung, Toshiba và tất nhiên là có cả Wilocity.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: