Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của Google

Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của Google

Một con cá mập trắng bị bắt gặp đang dùng hàm rỉa một sợi cáp quang biển của tập đoàn Google. Chưa rõ nguyên nhân tại sao cá mập lại hành động như vậy.


Một đoạn video được ghi lại bởi các thợ lặn chuyên nghiệp cho thấy con cá mập trắng dùng hàm răng sắc nhọn từ từ nhai đoạn dây cáp.


Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của Google


Cá mập trắng “ăn” cáp quang biển của Google

Con cá mập lượn lờ phía trên, sau đó lao xuống nhai đoạn dây cáp. Ảnh: Youtube


Sau khi xem đoạn video, tập đoàn Google phải cử thợ lặn chuyên nghiệp xuống đáy biển, dùng Kevlar - vật liệu được sử dụng trong áo khoác chống đạn – để bọc toàn bộ hơn 160.000 km cáp quang nhằm tránh bị những con cá mập đến sau tấn công.


Loại cáp mà Google sử dụng được làm từ sợi thủy tinh, truyền dữ liệu qua đại dương qua tia laser. Giám đốc bộ phận sản phẩm của Google cho biết vật liệu này cho tốc độ đường truyền nhanh hơn 100 lần so với đồng.


Nếu những đoạn cáp quang nêu trên bị đứt, mạng Internet tại nhiều quốc gia có thể bị chậm đi, nghiêm trọng hơn là mất kết nối.


Người ta không tìm được lý do tại sao những con cá mập lại hành động như vậy. Hồi năm 1985, răng của một con cá mập được phát hiện mắc sâu bên trong một sợi cáp quang thử nghiệm ngoài khơi bờ biển quần đảo Canary.


Sau đó, vào năm 1987, hệ thống cáp quang nối liền giữa Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cũng bị cá mập cắn nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng.


Thời điểm đó, một số người muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao cá mập thích “rỉa” cáp, bằng cách nhét một đoạn dây cáp vào họng một con cá mập, xem nó phản ứng như thế nào nhưng con vật tỏ ra không hứng thú.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: