Một kết quả nghiên cứu phá vỡ niềm tin lâu nay rằng mạng xã hội giúp người ta cởi mở bày tỏ quan điểm cá nhân hơn là tiếp xúc ngoài đời.
Mạng xã hội bùng nổ trong vài năm qua và đến giữa năm 2013 thu hút khoảng 72% người trưởng thành dùng internet trên khắp thế giới
Nghiên cứu được thực hiện bởi Pew Research Center - Trung tâm nghiên cứu xã hội có tiếng tại Mỹ đặt trụ sở tại thủ đô Washington với quy mô được khảo sát là 1.801 người trưởng thành từ ngày 7/8 đến 16/9/2013.
Trong nghiên cứu này, Pew Research tập trung vào một vấn đề duy nhất vốn gây tranh cãi khắp thế giới. Đó là vụ Edward Snowden tiết lộ hàng loạt thông tin mật trong năm 2013 cho thấy Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe và xem lén điện thoại cá nhân của hàng triệu người trên thế giới.
Tại Mỹ, một nghiên cứu trước đây cũng do Pew Research thực hiện cho thấy tỉ lệ chống và ủng hộ hành động của Snowden là gần ngang ngửa. Trong đó, có 44% nói rằng việc đó gây hại cho lợi ích công cộng, trong khi 49% tin rằng nó vì quyền lợi chung.
Cũng trong nghiên cứu mới này, mục tiêu của Pew Research còn là xác định liệu mạng xã hội như Facebook, Twitter có giúp được những người vốn ngại bộc lộ công khai quan điểm khác biệt của mình về các vấn đề chính trị trở nên mạnh dạn phát biểu hơn không.
Tuy nhiên, trong thời đại chưa có Internet, các nghiên cứu về hành vi con người đều đã đưa ra kết luận rằng, con người ta có xu hướng không phát biểu quan điểm của mình một cách công khai, có thể với người trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp nếu họ tin rằng quan điểm của họ thuộc loại “thiểu số”.
Thuật ngữ ngành tâm lí xã hội gọi xu hướng đó là “vòng xoắn im lặng” (spiral of silence). Và rõ ràng là khi mà người ta càng kì vọng mạng xã hội, với tư cách là một không gian ảo, có thể phá vỡ cái “vòng xoắn” đó thì nó lại làm ngược lại. 75% số được khảo sát sẵn lòng thảo luận về Snowden trong bữa tối cùng gia đình, nhưng chỉ có 43% muốn nói về vấn đề này trên Facebook và 41% trên Twitter.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét