Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

LG dự định ngừng sản xuất TV plasma

LG dự định ngừng sản xuất TV plasma

Thêm một tin xấu nữa vừa đến với những người yêu thích TV plasma khi LG vừa cho biết, họ đang dự kiến sẽ ngừng việc sản xuất loại TV này trong thời gian tới, một động thái sẽ dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của TV plasma trên thị trường.


Theo đại diện của LG, hãng điện tử Hàn Quốc này đang xem xét lại tương lai của các dòng TV plasma, một viễn cảnh có thể nói là không mấy sáng sủa.


LG dự định ngừng sản xuất TV plasma


Rất nhiều nhà sản xuất TV trên thế giới đã và đang ngừng dần việc sản xuất loại TV màn hình phẳng này bởi sự sụt giảm nhu cầu. LG hiện là hãng công nghệ lớn duy nhất còn sản xuất các dòng TV plasma và nếu họ quyết định ngừng việc đó, thì công ty Changchong Electric của Trung Quốc sẽ là nhà sản xuất duy nhất còn lại trong cuộc chơi.


Trước đó, Panasonic cũng đã tuyên bố sẽ từ bỏ TV plasma, khi hãng này thông báo vào năm 2013 rằng sẽ ngừng việc nghiên cứu phát triển các dòng TV plasma và sẽ ngừng sản xuất hoàn toàn loại TV này trong năm nay. Ngay sau đó Samsung cũng làm điều tương tự.


"Chúng tôi đã nhận thấy từ lâu sự suy giảm nhu cầu về TV plasma. Khi lượng cầu đi xuống tới một điểm nào đó thì việc tiếp tục kinh doanh sẽ không còn khả thi. Đó chính là cột mốc mà chúng tôi đang xác định" – LG cho hay.


Và đó là những gì LG đang quan tâm hiện giờ. Có lẽ hãng sẽ cần tiến hành một nghiên cứu nội bộ để biết xem liệu mình có nên ngừng hoàn toàn việc sản xuất TV plasma hay không. Nhưng có vẻ TV plasma đã đến thời kỳ biến mất khỏi thị trường, khi mà những tin đồn về sự kết thúc của loại TV này đã xuất hiện từ tận năm 2008.


LG dự định ngừng sản xuất TV plasma

Sự sụt giảm nhu cầu về TV plasma là điều đã được dự đoán từ lâu


Mặt tích cực của quyết định này là LG sẽ có thể tập trung nguồn lực của mình cho TV OLED. Hãng điện tử Hàn Quốc này mới đây đã tiết lộ sẽ sớm tung ra hai phiên bản TV OLED 4K, một trong số đó sẽ có màn hình 65 inch với độ phân giải 3840x2160 pixel và dự kiến sẽ ra mắt trong tuần tới.


LG dự tính sẽ sớm công bố kế hoạch của hãng về vấn đề này, vì vậy nếu là một người yêu thích TV plasma, có lẽ bạn nên tìm mua ngay cho mình một chiếc khi vẫn còn cơ hội.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: