Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Truyền nhân bí ẩn của Chủ tịch Samsung

Truyền nhân bí ẩn của Chủ tịch Samsung

Sau khi vị Chủ tịch 72 tuổi Lee Kun Hee của Samsung bị trụy tim phải nhập viện cấp cứu hồi tháng 5, người kế vị và cũng là con trai độc nhất của ông này bỗng trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý.


Truyền nhân bí ẩn của Chủ tịch Samsung

Chủ tịch Lee Kun Hee (trái) và Phó Chủ tịch Lee Jae Yong (phải).


Lee Jae Yong, năm nay 46 tuổi, đang giữ chức Phó Chủ tịch tại Samsung. Trái với phong cách hoàng tộc, uy quyền như nguyên thủ quốc gia của người cha, ông Jae Yong có lối sống giản dị, thực tế và rất ít khi xuất hiện trước giới truyền thông.


Mô tả về Chủ tịch Lee Kun Hee, các nhân viên Samsung thường rỉ tai nhau rằng: "Samsung là một tôn giáo và Chủ tịch Lee là Thần của tôn giáo đó". Khi ông đến thăm một nhà máy, tất cả các công nhân ở đó được lệnh phải đỗ xe ở sân sau vì những chiếc xe "xấu xí" của họ có thể khiến vị Chủ tịch tức mắt. Các vệ sĩ đứng dàn hàng trên đường để đón chiếc xe limo sang trọng, và thảm đỏ được trải ra. Tất cả mọi người được cảnh cáo không được phép đứng từ cửa sổ ngó xuống khi Chủ tịch đến.


Tuy nhiên, Samsung giờ đây đang phải trông cậy vào một con người khác xa với sự uy phong đó. Nói thành thạo 3 ngôn ngữ, ông Lee Jae Yong được nhân viên cấp dưới và các đối tác nhận xét là người dễ gần, không phô trương. Tính cách của ông tỏ ra phù hợp với Samsung "của ngày hôm nay", khi dần dịch chuyển trọng tâm từ phần cứng sang phần mềm, nội dung và hệ sinh thái.


Dù vậy, năng lực quản lý của Jae Yong vẫn còn là một ẩn số. Nếu như ông nội của Yong là người sáng lập ra đế chế Samsung còn cha ông là người gây dựng Samsung thành Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, người ngoài hầu như chưa biết gì mấy - chứ đừng nói là dành lời khen tặng cho "người kế nhiệm".


"Không ai thực sự biết về năng lực của ông ấy. Ông ý nghiễm nhiên sẽ trở thành Tân vương nên chẳng bao giờ phải chứng tỏ mình cả", một chuyên gia bình luận.


Tuy nhiên, thách thức mà Jae Yong phải đối mặt thì chưa bao giờ lớn như vậy. Bệnh tình của Chủ tịch Lee và quá trình chuyển đổi của Samsung xảy ra trong bối cảnh doanh thu của Samsung đang giảm tốc quý thứ 4 liên tiếp. Samsung đang mất dần thị phần vào tay đối thủ truyền kiếp Apple và các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Xiaomi hay Lenovo. Thị phần của hãng cũng giảm từ 32% cùng kỳ xuống 25% trong Q2 vừa qua.


Thậm chí vai trò thống trị của Samsung ở phân khúc phablet cũng đang bị thách thức khi Apple chuẩn bị tung ra iPhone 6, được đồn là sẽ sở hữu màn hình lớn (4.7 inch và 5.5 inch) trong tháng 9. Cùng lúc, Xiaomi đã hạ bệ Samsung để trở thành hãng smartphone lớn nhất tại Trung Quốc. Nói cách khác, Samsung đang bị thử thách trên mọi mặt trận.


Theo Bloomberg, ông Jong có bằng Cử nhân khoa Lịch sử Đông Á tại Đại học Quốc gia Seoul, trường đại học đầu bảng của Hàn Quốc, cùng với bằng thạc sĩ của Đại học Keio (Nhật Bản). Ông cũng theo học Tiến sĩ ở Đại học Kinh doanh Harvard trong 5 năm, song chưa có bằng.


Sau khi làm việc toàn thời gian tại Samsung từ năm 2001, Jong bắt đầu tìm hiểu về đế chế khổng lồ của gia đình. Ông đã trải qua nhiều cấp bậc, trong đó có Giám đốc Khách hàng và Giám đốc điều hành, trước khi được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch Samsung Electronics vào năm 2012. Dù vậy, trách nhiệm cụ thể của ông là gì thì chưa từng được công bố công khai với dư luận.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: