Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Viettel sắp khai trương dịch vụ di động tại Cameroon

Viettel sắp khai trương dịch vụ di động tại Cameroon

Các trang tin tức của Cameroon cho biết trong chuyến thăm đến trụ sở công ty Viettel Cameroon, phó giám đốc Moise Bayi của Viettel Cameroon đã tuyên bố sẽ chính thức giới thiệu dịch vụ di động tại đất nước Cameroon trong vòng 3 đến 4 tháng nữa.


Theo trang Telecompaper, trước đây, Viettel Cameroon dự định sẽ khai trương mạng lưới di động ở Cameroon trong tháng 3/2014, tuy nhiên kế hoạch đã bị trì hoãn vì một số nguyên nhân, trong đó có những ảnh hưởng của lượng mưa lớn tại địa phương, một vài khó khăn trong các cuộc thương thảo với đối tác và hoạt động mua đất để xây dựng cơ sở hạ tầng.


Trên trang thông tin Agencee Cofin, ông Moise Bayi cũng cho biết: “Chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Lượng mưa lớn ở một số khu vực đã làm chậm quá trình thi công. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề đang được giải quyết. Mọi thứ sẽ sẵn sàng trong 3 hoặc 4 tháng nữa”.


Viettel sắp khai trương dịch vụ di động tại Cameroon

Mặc dù gặp một số khó khăn song lãnh đạo Viettel Cameroon cho biết công ty sẽ sẵn sàng giới thiệu dịch vụ trong 3-4 tháng tới. Ảnh: BusinessCameroon


Tại thị trường Cameroon, Viettel đã phải cạnh tranh với các đối thủ như Maroc Telecom, hãng viễn thông Ấn Độ Bharti Airtel và Technologie et Systeme d’information để lấy giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, sau khi cam kết đầu tư gần 200 tỷ XAF (tương đương 400 triệu USD) cho mạng lưới, bao phủ 81% lãnh thổ Cameroon ngay từ khi ra mắt mạng lưới.


Viettel Cameroon là liên doanh giữa công ty Viettel Global và Bestinver Cameroon, trong đó Viettel Global chiếm 70% cổ phần công ty và Bestinver Cameroon nắm 30% cổ phần. Hồi tháng 6/2013, Tổng thống Paul Biya của Cameroon đã ký sắc lệnh thông qua các đặc quyền cho Viettel và đến tháng 8/2013, hãng IBM tiết lộ Viettel sử dụng giải pháp Smarter Computing của IBM để xây dựng cơ sở hạ tầng 3G tại Cameroon và cung cấp các dịch vụ thoại và dữ liệu di động tốc độ cao. Tại thị trường viễn thông Cameroon, Viettel Cameroon cạnh tranh cùng với các đối thủ là MTN Cameroon của Nam Phi và Orange Cameroun của Pháp. Tính đến cuối tháng 9/2013, MTN Cameroon có 8,16 triệu thuê bao và Orange Cameroun có 5,89 triệu thuê bao. Cameroon là một quốc gia ở phía trung và tây Phi với trên 20 triệu dân.


Ngoài Cameroon, Viettel đã đầu tư vào một số quốc gia khác như Timor Leste, Peru, Mozambique, Campuchia, Lào và Haiti….



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: