Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Đôi bạn sáng lập WhatsApp thành tỷ phú vì ghét quảng cáo

Đôi bạn sáng lập WhatsApp thành tỷ phú vì ghét quảng cáo

Vụ bán lại WhatsApp cho mạng xã hội Facebook với mức giá 19 tỷ USD chắc chắn sẽ đưa hai nhà đồng sáng lập của ứng dụng nhắn tin di động này trở thành những tỷ phú mới nhất trong làng công nghệ.


Theo hãng tin tài chính Bloomberg, câu chuyện tưởng như “thần kỳ” này bắt đầu ở Yahoo! cách đây mấy năm…


Khi đó, Jan Koum, một kỹ sư của Yahoo! cảm thấy “vỡ mộng” với việc các công ty Internet lúc nào cũng chăm chăm tìm kiếm cách thêm quảng cáo. Năm 2007, Koum cùng với một kỹ sư khác của Yahoo! là Brian Acton thôi việc ở công ty này. Đến năm 2009, họ cùng nhau thành lập một công ty quyết tâm nói “không” với quảng cáo, và WhatsApp ra đời.


Đôi bạn sáng lập WhatsApp thành tỷ phú vì ghét quảng cáo

Jan Koum và Brian Acton, những người đồng sáng lập WhatsApp


Chiến lược tránh xa quảng cáo cho phép Koum và Acton tập trung vào việc phát triển một ứng dụng tin nhắn dễ sử dụng, thay vì phải tìm ra những cách thức mới để thu thập thông tin của người sử dụng cho các mục đích quảng cáo.


“Chẳng ai hứng thú với việc mỗi sáng thức dậy lại nhìn thấy thêm quảng cáo, chẳng ai thích mỗi tối đi ngủ lại phải nghĩ đến những quảng cáo mà họ sẽ nhìn thấy vào sáng mai”, Koum viết trong một bài viết trên trang cá nhân vào năm 2012.


“Không quảng cáo! Không trò chơi!”, anh tuyên bố cách làm của mình.


Cách làm này đã đem lại kết quả. WhatsApp đạt được con số 450 triệu người sử dụng hàng tháng, nhiều gấp đôi mạng xã hội tiểu blog Twitter nơi có hàng tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày. Và ngày 19/1, Facebook đã chi tổng cộng 19 tỷ USD để mua lại công ty mới 5 năm tuổi WhatsApp.


Trong thương vụ này, mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ trả 4 tỷ USD bằng tiền mặt và 12 tỷ USD bằng cổ phiếu Facebook. Ngoài ra, Facebook còn “hào phóng” trả cho nhóm tác giả What’sApp 3 tỷ USD bằng cổ phiếu bị hạn chế bán ra trong vòng 4 năm tới.


Vụ thâu tóm WhatsApp là thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực Internet kể từ vụ Time Warner mua lại AOL với giá 124 tỷ USD vào năm 2001. Giá trị “khủng” của thương vụ gần như chắc chắn sẽ đưa Koum và Acton trở thành tỷ phú.


Đối với Koum, 38 tuổi, may mắn này hoàn toàn trái ngược với tuổi thơ của anh. Thời Koum còn là một thiếu niên, gia đình anh phải sống nhờ vào tem phiếu thực phẩm sau khi nhập cư từ Ukraine vào Mỹ. Chính những kỷ niệm khi còn sống ở một vùng thôn quê Ukraine nơi các đường dây điện thoại thường bị nghe lén đã khiến Koum nhận thấy tầm quan trọng của sự riêng tư.


Bởi thế, tác giả của WhatsApp không để ứng dụng này thu thập thông tin của người sử dụng như tên tuổi, giới tính, địa chỉ… Thay vào đó, người sử dụng được dùng ứng dụng này sau khi số điện thoại của họ được chứng minh là có thật.


Cả Koum và Acton đều có những ký ức về lần sụp đổ đầu tiên của bong bóng dot-com. Acton, 42 tuổi, lớn lên ở Michigan, Mỹ, là nhân viên thứ 44 tại Yahoo!. Anh từng làm trong bộ phận quảng cáo, mua sắm và dịch vụ lữ hành của “đế chế” Internet này. Anh đã đầu tư trong thời gian bong bóng dot-com phình to và thua lỗ hàng triệu USD khi thị trường lao dốc sau đó.


Chính Acton là người đã tuyển Koum vào Yahoo! làm việc với tư cách một cố vấn. Hai người nhanh chóng trở nên thân thiết, mời nhau tới nhà chơi và cùng đi trượt tuyết. Sau khi rời khỏi Yahoo!, Acton nói trên Twitter rằng anh muốn xin việc vào Facebook vào năm 2009 nhưng không được nhận.


Không lâu sau trong năm đó, Acton và Koum lập nên WhatsApp với ý tưởng người sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có thể gửi tin nhắn dễ dàng cho nhau mà không gây phát sinh phí phải trả cho các nhà mạng. Dịch vụ này miễn phí trong năm đầu tiên, sau đó áp mức phí 0,99 USD/năm sau đó.


WhatsApp hoàn toàn không đưa quảng cáo vào dịch vụ của mình và cũng không tuyển người phụ trách quan hệ công chúng (PR). Thay vào đó, dịch vụ này phát triển hoàn toàn dựa trên sự truyền miệng của người sử dụng và trở nên phổ biến đối với người dùng là bạn bè và người thân liên lạc “xuyên” quốc gia, nhất là ở châu Âu, vì giúp tiết kiệm phí điện thoại.


Acton và Koum có lối sống rất kín đáo. Họ thậm chí còn không treo biển bên ngoài văn phòng của WhatsApp ở Moutainview.


Chiến lược không quảng cáo mà WhatsApp theo đuổi trái ngược với những nỗ lực kiếm tiền từ quảng cáo trên điện thoại di động của Facebook. Tuy nhiên, sau khi vụ thâu tóm được công bố, Koum tuyên bố trên website riêng của WhatsApp là ứng dụng này sẽ tồn tại và hoạt động độc lập.


“Sẽ không có sự hợp tác nào giữa WhatsApp và Facebook, nếu chúng tôi phải thỏa hiệp những nguyên tắc cốt lõi mang tính định nghĩa với công ty, tầm nhìn và sản phẩm của mình”, Koum nói.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: