Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Viettel muốn mua lại những công ty có tính sáng tạo cao

Viettel muốn mua lại những công ty có tính sáng tạo cao

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, cuối năm 2013, Viettel bắt đầu nghĩ đến việc sẽ mua những công ty sáng tạo. Nếu mua được các công ty sáng tạo thì Viettel sẽ sáng tạo nhanh hơn, đổi mới nhanh hơn.


Viettel muốn mua lại những công ty có tính sáng tạo cao

Viettel muốn mua lại các công ty sáng tạo để tăng tính sáng tạo cho mình.


Ông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra lập luận, một công ty chuyên về alô (cung cấp dịch vụ điện thoại truyền thống - PV) cả trăm năm nay chỉ có một sản phẩm thì sẽ rất khó khăn và chậm chạp trong quá trình đổi mới, sáng tạo. Vì vậy, từ cuối năm 2013, Viettel bắt đầu nghĩ đến việc đi mua các công ty sáng tạo để Viettel sẽ sáng tạo nhanh hơn, đổi mới nhanh hơn.


Ồng Nguyễn Mạnh Hùng thẳng thắn nhận định, trong năm 2013 Viettel không có nhiều sáng tạo, so với các doanh nghiệp khác, thậm chí có thể đánh giá là kém hơn. Đó là một nguy cơ đối với Viettel.


"Nếu mua được các công ty này thì Viettel sẽ đặt các công ty đó nằm ngoài Viettel Telecom và trở thành một đơn vị độc lập. Phải gây sức ép cho Viettel Telecom bằng cách để cho các công ty trong nội bộ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Đây lại là cơ hội để Viettel Telecom đổi mới", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.


Về chiến lược đầu tư ra nước ngoài, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Viettel sẽ mua lại những công ty viễn thông trên thế giới. Các công ty mà Viettel nhắm đến là những công ty không theo kịp thị trường thì lợi nhuận giảm đi. Ông Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, một công ty khi lợi nhuận giảm 2 lần thì giá công ty giảm cỡ khoàng 2 đến 4 lần. Khi lợi nhuận của các công ty này bị giảm một nửa thì đó là thời điểm mà Viettel sẽ mua lại. Nếu sau 2 đến 3 năm Viettel đẩy được lợi nhuận của các công ty này tăng gấp 2 đến 3 lần thì lúc đó Viettel mới thành công.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: