Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Viettel chậm chân, Viber bán mình cho Rakuten với giá 900 triệu USD

Viettel chậm chân, Viber bán mình cho Rakuten với giá 900 triệu USD

Hãng thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản Rakuten tuyên bố sẽ mua Viber với giá lên tới 900 triệu USD.


Viettel chậm chân, Viber bán mình cho Rakuten với giá 900 triệu USD


Rakuten cho biết hãng muốn mua Viber để phát triển vào mảng liên lạc. Các dịch vụ mà Rakuten cung cấp hiện nay trải rộng từ máy đọc sách (e-reader), dịch vụ tài chính, đội bóng rổ và hãng này cũng vừa mua một ông bầu ngành giải trí là Masahiro Tanaka.


Rakuten kiếm được 3,9 tỷ USD trong năm qua với các ngành kinh doanh chính: gian hàng trực tuyến với sự tham gia của hàng chục ngàn nhà cung cấp, dịch vụ đặt chỗ du lịch trên web và ngân hàng điện tử. Nhưng hầu hết lợi nhuận mà hãng kiếm được lại dựa vào dịch vụ và nhân viên ở Nhật Bản, nơi hãng đang phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Amazon hay Yahoo Japan.


Đây là động thái mua lại mới nhất và lớn nhất của Rakuten trong quá trình "trở thành công ty dịch vụ Internet số 1 thế giới", theo Rakuten.


Trái ngược với Rakuten, Viber có doanh thu không được công bố và được dự đoán là ở mức khá thấp. Tuy nhiên, Viber hiện đang có 300 triệu người dùng ở gần 200 quốc gia. Hiện tại Viber đang cung cấp dịch vụ Viber Out cho phép người dùng gọi điện tới các máy điện thoại khác, một dịch vụ được đánh giá là đối thủ đáng gờm với Skype.


Gần đây, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng của Viettel cũng cho biết là Viettel đang muốn mua lại một công ty dịch vụ OTT. Viber được đánh giá là một thương vụ dễ về giá cho Viettel hơn đối tượng Kakao Talk mà hãng chọn, nhưng như hiện nay thì có lẽ đã muộn khi Viber đã về tay người Nhật Bản.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: