Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Mẫu smartphone mới của Gionee vừa lập kỷ lục về độ mỏng khi thân máy dày chỉ 5,5 mm, nhưng trong vòng 3 năm trở lại đây, danh hiệu này đã được chuyển giao qua cả chục tên tuổi khác nhau, trong đó có cả Apple, Sony hay Samsung, LG.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Apple iPhone 4.


Tháng 6/2010, Apple khởi động cho cuộc đua về độ mỏng trên điện thoại thông minh khi trình làng iPhone 4 và khẳng định "đây là smartphone mỏng nhất thế giới". Dù khi đó, sản phẩm này có độ dày tới 9,3 mm, gần gấp đôi so với sản phẩm vừa lập kỷ lục là Gionee Elife S5.5.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

LG Optimus Black.


Nhưng nửa năm sau, cuộc chạy đua giành giật danh hiệu smartphone mỏng nhất thế giới mới bắt đầu vào "guồng". Tại triển lãm công nghệ CES 2011 ở Mỹ, LG thách thức và qua mặt Apple bằng việc tung ra Optimus Black với độ mỏng 9,2 mm. Khi đó, smartphone của hãng Hàn Quốc còn gây ấn tượng khi đi kèm với công nghệ màn hình Nova siêu sáng.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Sony Ericsson Xperia Arc.


Tuy vậy, danh hiệu mà LG có thậm chí chỉ tính được bằng ngày khi cũng tại chính triển lãm công nghệ CES năm đó, Sony Ericsson (tên cũ của Sony) đã tung ra mẫu smartphone Android Xperia Arc với thiết kế "sexy" và độ mỏng chỉ 8,7 mm. Chính ngoại hình hấp dẫn và thanh mảnh này khiến cho Arc làm mưa làm gió trên thị trường smartphone một thời gian dài, dù cấu hình và tính năng không quá nổi bật so với các model Android cùng thời.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới


Tuy vậy, Sony Ericsson cũng chỉ kịp vui mừng trong thời gian ngắn. Tại triển lãm lớn nhất ngành hàng di động năm đó diễn ra sau 1 tháng, MWC 2011, Samsung, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, bước vào cuộc đua tranh với các đối thủ khi tung ra Galaxy S II với thân hình ấn tượng, mỏng chỉ 8,49 mm. Thiết kế cũng là điều tạo nên ấn tượng và thành công cho mẫu Galaxy S thế hệ hai của Samsung, tạo tiền đề cho các thế hệ S tiếp sau.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Medias N-04C.


Nửa đầu năm 2011 là thời điểm mà bất kỳ nhà sản xuất nào cũng muốn smartphone của mình trở nên mỏng hơn đối thủ. Thậm chí, một thương hiệu "kín tiếng" tới từ Nhật cũng tuyên bố mình sở hữu smartphone mỏng nhất thế giới khi tung ra model mang tên Medias N-04C ngay sau triển lãm MWC 2011. Không chỉ nhẹ hơn Galaxy S II với trọng lượng có 105 gram, Medias N-04C còn có độ mỏng chỉ 7,7 mm và có thể chống chịu được nước.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới


Cuộc đua tranh tạm thời chững lại vài tháng, nhưng 2011 vẫn là năm của những smartphone siêu mỏng khi giữa tháng 10 năm đó, Motorola tuyên bố họ mới là hãng sở hữu danh hiệu "điện thoại thông minh mỏng nhất thế giới" bằng việc cho ra mắt Droid Razr. Tuy vậy, danh hiệu của sản phẩm này cũng gây nhiều tranh cãi khi thực tế, phần mỏng nhất của máy đo được là 7,1 mm còn phần lưng máy vẫn bị gồ lên khá nhiều do camera.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Oppo Finder.


Nhưng chính kỷ lục tranh cãi 7,1 mm của Motorola Droid Razr khiến làng điện thoại mất thời gian khá lâu để các nhà sản xuất khác có thể tiếp cận và phá vỡ. Và phải tới giữa năm 2012, Oppo, một tên tuổi từ Trung Quốc mới bất ngờ gây chú ý khi tung ra mẫu smartphone có độ mỏng chỉ 6,65 mm mang tên Finder. Sản phẩm chạy Android này còn gây ấn tượng khi sở hữu những trang bị khá mạnh về cấu hình lúc đó như chip lõi kép, camera 8 "chấm" và màn hình 4,3 inch.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

BBK Vivo X1.


Sau Oppo, cuộc giành giật danh hiệu "điện thoại thông minh mỏng nhất thế giới" bắt đầu chuyển sự quan tâm sang các nhà sản xuất tới từ Trung Quốc. BBK, một nhà sản xuất chuyên về thiết kế bị nghe nhìn tận dụng kỷ lục về độ mỏng để gia nhập làng smartphone. Hãng này đã tổ chức một sự kiện quy mô tại Bắc Kinh để giới thiệu Vivo X1, smartphone có thân máy dày chỉ 6,55 mm.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Alcatel One Touch Ultra Idol.


Dù không còn bị phá kỷ lục chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc đua tranh về độ mỏng sau đó vẫn diễn ra quyết liệt khi không ít nhà sản xuất smartphone chỉ cố làm sản phẩm của mình mỏng thêm đối thủ 0,1 mm để lập kỷ lục. Tại CES 2013, Alcatel tuyên bố One Touch Ultra Idol là điện thoại thông minh mỏng nhất với kích thước chỉ 6,45 mm.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Huawei Ascend P6.


Tới lượt, Huawei, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc, không chịu để các người đồng hương qua mặt khi giữa năm 2013 đã tung ra Ascend P6, mẫu smartphone có độ mỏng chỉ 6,18 mm, đưa kỷ lục về kích thước của smartphone tiến sát đến mốc 6 mm, mỏng hơn rất nhiều nếu so với sản phẩm đầu tiên trong danh sách, iPhone 4 của Apple.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

BBK Vivo X3.


BBK cho thấy họ là nhà sản xuất hứng thú với phong trào mỏng hóa smartphone hơn cả. Sau Vivo X1, họ tiếp tục tung ra Vivo X3 hồi cuối năm 2013. Đây là điện thoại thông minh đầu tiên hạ được độ dày thân máy xuống dưới 6 mm khi mỏng chỉ 5,75 mm. Với kích thước này, phần khung viền của máy đặt được vừa khít giắc tai nghe 3,5 mm.


Những smartphone từng lập kỷ lục mỏng nhất thế giới

Gionee Elife S5.5.


Tuy nhiên, kỷ lục mà BBK và Vivo X3 có được cũng không phải là không thể phá vỡ khi mới đây, Gionee, một nhà sản xuất Trung Quốc khác đã trình làng Elife S5.5 với thiết kế cực mỏng, phần thân chỉ còn dày 5,5 mm. Nếu so với iPhone 5S, smartphone được cho là mỏng nhất của Apple hiện nay, model của Gionee vẫn mỏng hơn tới một phần ba và vượt qua kỷ lục cũ của Vivo X3 0,25 mm.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: