Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Chính phủ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Chính phủ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Công Thương rà soát, hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2014-2020.


Chính phủ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử


Theo công văn do Văn phòng Chính phủ chuyển đi ngày 8/2, Bộ Công Thương sẽ phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 2/2014 về việc xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2014-2020.


Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo trên theo hướng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính; giải trình bổ sung về kế hoạch ngân sách nhà nước của Chương trình.


Phó Thủ tướng cũng bổ sung nhiệm vụ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, trong đó quy định về kinh phí, trình tự, thủ tục phê duyệt và thực hiện các Đề án thuộc Chương trình này.


Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QÐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015. Kế hoạch tổng thể tập trung vào việc triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát "đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".


Trong những năm qua, thương mại điện tử tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng. Thanh toán điện tử có nhiều tiến bộ lớn từ năm 2007, phương thức mua bán trực tuyến qua các trang thông tin điện tử được phổ cập trong xã hội. Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đã dựa vào thương mại điện tử để phát triển kênh bán hàng chủ đạo như các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn...


Nhiều doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để bán hàng hóa hoặc xây dựng trang thông tin điện tử ở dạng sàn giao dịch cho các doanh nghiệp khác hoặc cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên sàn của mình. Những hoạt động của các doanh nghiệp này đã tạo ra một thị trường mua bán hàng hóa trên internet khá sôi động.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: