Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Bạn có biết rằng Samsung là người có cơ hội đầu tiên để sở hữu hệ điều hành Android, tuy nhiên chính họ đã bỏ qua cơ hội đó.


Vào năm 2005, chưa có điện thoại nào có thể gọi đúng nghĩa là smartphone, các hãng điện thoại không chỉ kiểm soát các ứng dụng chạy trên điện thoại mà còn là nhạc chuông, trò chơi…


Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Điện thoại di động của năm 2005


Đồng thời, vô số điện thoại chạy rất nhiều phiên bản phần mềm khác nhau, các ứng dụng làm việc trên điện thoại Nokia thường sẽ không chạy trên điện thoại của Motorola hoặc Samsung. Các nhà phát triển thì tránh xa điện thoại như thể chúng là ma quỷ. Số ít cảm thấy buộc phải viết phần mềm cho điện thoại di động, vì vậy mà họ phải viết mã riêng cho hàng chục thiết bị khác nhau, thường là vượt quá 100 điện thoại.


Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Andy Rubin, cha đẻ của Android


Tuy nhiên, một kỹ sư phần mềm đã có lối suy nghĩ khác, đó chính là Andy Rubin. Đầu tiên, ông làm việc trên một hệ điều hành thiết kế riêng cho máy ảnh kỹ thuật số, nhưng sau đó ông lại phát triển cho điện thoại. Sự nghiệp của ông bắt đầu như là một kỹ sư người máy trong hãng Carl Zeiss, nhưng sau đó ông đã chuyển sang làm việc trên hệ điều hành cho thiết bị cầm tay và được biết đến với một dự án mang tên Danger cho điện thoại Sidekick của T-Mobile.


Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Điện thoại Sidekick của T-Mobile


Ông đã có kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của vài kỹ sư. Đó là lý do tại sao vào tháng 10/2003 ông đã tự mình bắt đầu dự án Android. Nhưng chỉ trong khoảng một năm, khi bắt đầu hết kinh phí, không có nhà tài trợ nào đứng đằng sau dự án này, mọi chuyện đã thay đổi.


Với một hệ điều hành đã được phát triển 1 năm, Rubin có thể bán Android vừa sinh ra cho một ai đó để kiếm tiền. Người được chào bán đầu tiên đó chính là Samsung, không phải Google. Nhóm phát triển Android đã bay qua Seoul (Hàn Quốc) để họp với lãnh đạo của một trong những nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thời bấy giờ.


Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Đáng ra Android là của Samsung


Bao quanh họ là 20 vị Giám đốc điều hành Samsung, Rubin đã say mê nói lên ý tưởng của mình nhưng thay vì nhiệt tình đặt câu hỏi người phát triển thì câu trả lời duy nhất mà ông nhận được đó chính là sự im lặng. Sau đó, một nhóm nghiên cứu của Samsung đã đặt ra một số câu hỏi và dường như cũng là câu trả lời:


Bạn và những ai đã tạo ra dự án này? Bạn có 6 người? Họ là những người tài giỏi?”, sau đó “họ cười và tôi ra ngoài phòng họp, điều này xảy ra 2 tuần trước khi Google mua lại dự án của chúng tôi”, Rubin nhớ lại.


Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Android đã thuộc Google


Thật vậy, vào đầu năm 2005, Larry Page (Tổng giám đốc của Google) đã đồng ý mua lại dự án của Rubin sau khi nghe Rubin thuyết trình. Ông không chỉ giúp về tiền bạc mà quyết định Google phải có được Android. Từ đây, ngành công nghiệp điện thoại đã thay đổi.


Đáng lẽ Android là của Samsung chứ không phải Google

Rubin đã trở thành kỹ sư phát triển Android cho Google


Google đã mua lại Android với giá 50 triệu USD cùng một số ưu đãi vào thời điểm đó, và đến giữa năm 2005, toàn bộ 8 người trong dự án của Rubin đã được Google chiêu mộ về với công ty. Và phần còn lại, như các bạn đã biết hiện nay. Sự phát triển của Android thật đáng kinh ngạc và bây giờ có thể là thời gian để Samsung tiếc nuối.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: