Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Samsung muốn cung cấp thiết bị 4G cho nhà mạng Việt Nam

Samsung muốn cung cấp thiết bị 4G cho nhà mạng Việt Nam

Samsung đang muốn cung cấp thiết bị mạng 4G cho các nhà mạng trong nước. Đây là lần đầu tiên Samsung mở rộng sang lĩnh vực thiết bị viễn thông chứ không dừng lại ở sản xuất thiết bị điện tử ở thị trường Việt Nam.


Samsung muốn cung cấp thiết bị 4G cho nhà mạng Việt Nam


Ngày 10/03/2014, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã có buổi tiếp ông Shin Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Sam Sung Việt Nam. Tại buổi tiếp này, ông Shin Won Hwan thông báo nhà máy sản xuất điện thoại di động của hãng tại Thái Nguyên đã đi vào hoạt động và Samsung mong muốn mở rộng lĩnh vực đầu tư ở thị trường Việt Nam chứ không chỉ sản xuất điện thoại di động. Samsung cũng mong muốn đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng như đầu tư sân bay, nhà máy điện ở Việt Nam.


Ông Shin Won Hwan còn bày tỏ, Việt Nam đang sử dụng mạng 3G và mong muốn tiến lên 4G. Hiện tại thị trường smartphone chưa nhiều nhưng trong thời gian tới sẽ tăng mạnh và Việt Nam cần chuẩn bị nâng cấp mạng lên 4G để đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy, Samsung muốn được tham gia cung cấp thiết bị cho mạng 4G tại Việt Nam.


Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã đánh giá rất cao việc đầu tư của Samsung tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp CNTT tại Việt Nam và hoan nghênh Samsung muốn cung cấp hạ tầng cho 4G.


Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, viễn thông Việt Nam phát triển mạnh sau khi Viettel tham gia thì thị trường này và đã đưa dịch vụ di động từ xa xỉ trở thành bình dân. Đối với dịch vụ 3G, Việt Nam mới cung cấp dịch vụ từ 2009 đến nay và nhu cầu chuyển từ thoại sang dữ liệu đang tăng mạnh, tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng. Hiện Việt Nam đang có 20 triệu thuê bao 3G và thị trường này phát triển rất nhanh.


Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son còn cho biết Bộ TT&TT căn cứ vào tình hình phát triển viễn thông tại Việt Nam và quy hoạch băng tần cho băng rộng. Hiện tại, các mạng di động đang cung cấp dịch vụ 3G ở tần số 2100 MHz. Đây là tần số cao nên sẽ phải chi phí lớn, đặc biệt là khi phủ sóng ở vùng nông thôn nên Bộ TT&TT sẽ cho thí điểm cung cấp 3G ở băng tần thấp hơn. Trong thời gian tới, Việt Nam phải tiến tới 4G và sẽ cấp phép thí điểm cho một số doanh nghiệp thử nghiệm cung cấp dịch vụ.


"Việt Nam đang tiến hành số hoá tuyền hình và lấy băng tần thừa này để dùng cho mạng 4G. Bộ TT&TT đang nghiên cứu thận trọng để xem thời điểm nào cung cấp 4G sẽ hiệu quả nhất. Để chuyển từ 2G lên 3G, Việt Nam phải mất 10 năm, nhưng nếu chuyển từ 3G sang 4G sẽ nhanh hơn. Bộ đang giao cho Cục Viễn thông theo dõi tình hình thế giói và tình hình tại Việt Nam để lựa chọn thời điểm thích hợp triển khai 4G. Dự kiến, Việt Nam sẽ triển khai 4G vào năm 2015, thời điểm chính xác như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, Bộ cũng đang khuyến cáo các doanh ngiệp chuẩn bị cho 4G. "Bộ TT&TT sẽ ủng hộ Samsung tiếp cận doanh nghiệp của Việt Nam để cung cấp thiết bị triển khai 4G", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.


Cũng tại buổi tiếp này, ông Shin Won Hwan nói rằng Samsung sẽ cử chuyên gia để báo cáo về mạng 4G cho Bộ TT&TT cũng như các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Như vậy, đây là lần đầu tiên Samsung đặt vấn đề cung cấp thiết bị viễn thông cho các mạng di động ở Việt Nam. Hiện thị trường Việt Nam đã quen thuộc với những tên tuổi lớn như Ericsson, Nokia Siemens Network, Huawei, ZTE…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: