Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

“Candy Crush” được định giá 7,1 tỉ USD sau IPO

“Candy Crush” được định giá 7,1 tỉ USD sau IPO

Nhà sản xuất trò chơi di động đình đám Candy Crush Saga - King Digital Entertainment - đã nâng giá trị của mình lên 7,1 tỉ USD, sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) vào hôm 25-3.


“Candy Crush” được định giá 7,1 tỉ USD sau IPO

Trò chơi Candy Crush Saga là “át chủ bài” của King Digital Entertainment trong đợt huy động vốn lần đầu tiên này - Ảnh: Reuters


Bất chấp những hoài nghi rằng liệu King Digital Entertainment có thể thoát khỏi cái bóng một thời của Công ty phát triển game Zynga hay không, King vẫn trở thành “kỷ lục gia” sở hữu đợt IPO hoành tráng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp game đang bùng nổ ở Hoa Kỳ.


Tuy nhiên con số 7,1 tỉ USD vẫn không thỏa mãn tham vọng ban đầu của King là huy động được 500 triệu USD để đẩy giá trị lên 7,6 tỉ USD.


Công ty có trụ sở tại London này đã định giá IPO ở mức 22.50 USD/cổ phiếu và niêm yết trên sàn chứng khoán New York Stock Exchange vào thứ tư 26-3. Tung ra 22,2 triệu cổ phiếu, King dự kiến sẽ thu về 500 triệu USD tại mức giá này.


Thực tế King đã bán được 15,5 triệu cổ phiếu. Phần còn lại sẽ bán cho các cổ đông, bao gồm cả cổ đông lớn nhất Apax Ventures. Nếu các điều kiện bảo lãnh cho phép quyền chọn mua, Công ty Apax Ventures sẽ kiểm soát 44,2% cổ phần của King.


Nhà phân tích Sterne Agee tại Arvind Bhatia cho rằng: "Đây là một đợt IPO thành công nhưng có lẽ vẫn chưa phải là thành tựu vẻ vang".


Reuters nhận định ngay cả khi King, nhà phát triển game Bubble Witch SagaPapa Pear Saga, có được đợt IPO ấn tượng hơn nữa, thì năng lực thực tế sẽ được đánh giá dựa trên khả năng trụ vững của cổ phiếu trong vòng vài tuần tới. Với mục tiêu tập trung khai thác thị trường game thế giới ước tính khoảng 17 tỉ USD, King hi vọng sẽ tránh được vết xe đổ của Zynga.


"Điều quan trọng hơn cái giá đạt được trong lần IPO này phải là tương lai của cổ phiếu trong các phiên giao dịch tới - ông Bhatia nói - Nếu các nhà đầu tư mua cổ phiếu với kỳ vọng muốn thu lợi nhuận trong tích tắc, mà thực tế không như ý thì họ sẽ nhanh chóng rút lui".


Ra đời tại Thụy Điển vào năm 2003, King đã gây tiếng vang khi giành được quyền phát triển game “gây nghiện” Candy Crush Saga, ứng dụng miễn phí có lượt tải về nhiều nhất và được mua nhiều nhất trên appstore của Apple năm 2013.


King, từng được biết đến với tên "King.com", đã có lần "chết hụt" vào năm 2003 khi phút cuối gần phá sản mới nhận được nguồn vốn đầu tư.


Tuy nhiên, King hoạt động chủ yếu dựa vào mảng game vốn đem lại 3/4 doanh thu cho công ty - một dấu hiệu bất an cho giới đầu tư. Họ cảnh báo về sự nguy hiểm của ngành công nghiệp sớm nở tối tàn này, nơi mà các game như Draw Something, trò chơi từng một thời vang bóng của studio OMGPop thuộc Zynga, đã phải đóng cửa cách đây một năm. Giá trị của Zynga cũng bốc hơi một nửa sau lần IPO thất bại năm 2011 khi chỉ đạt 7 tỉ USD.


Theo Reuters, cổ phiếu niêm yết dưới tên King trên sàn Big Board hôm nay chắc chắn sẽ bị các đối thủ trẻ theo dõi sát sao, có thể kể đến Công ty Kabam trụ sở San Francisco hay Kixeye, nhà phát triển game chiến lược như Kingdoms of Camelot và War Commander đang dự kiến lên sàn hoặc tìm nguồn tài chính mới.


Nhà đồng sáng lập King Riccardo Zacconi sẽ giữ 9,5% cổ phần sau đợt IPO. Ngân hàng JP Morgan, Credit Suisse và BofA Merrill Lynch là những nhà bảo lãnh cho lần IPO của King.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: