Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tại sao Meme được gọi là... meme?

Tại sao Meme được gọi là... meme?

Bắt nguồn từ việc tìm một thuật ngữ chỉ sự bắt chước văn hóa, một nhà khoa học đã dựa trên từ Hy Lạp "mimeme", nghĩa là "bắt chước", rồi rút gọn lại thành "meme".


Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều thuật ngữ mới ra đời. Trong số đó, có những thuật ngữ trở nên nổi tiếng, như meme hay blog, ngày nay đang được hàng triệu người nhắc tới và sử dụng. Tuy nhiên, không nhiều trong số đó biết được những từ ngữ này xuất hiện từ đâu.


Dưới đây là 7 câu truyện phía sau những thuật ngữ công nghệ đang được sử dụng rộng rãi ngày nay.


1. Con chuột


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Không ai biết tại sao nó được gọi là con chuột, kể cả người sáng chế ra nó, Douglas Engelbart.


"Nó được gọi như vậy và chúng tôi chưa bao giờ muốn thay đổi điều đó", người phát minh ra chuột máy tính nói vào năm 1968, trong buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm. Trong một buổi phỏng vấn khác, Douglas nói "không ai" có thể nhớ cái tên gốc, nhưng con chuột máy tính trông cũng khá giống một con chuột thật, và nó được gọi như vậy trong phòng thí nghiệm.


Roger Bates, nhà thiết kế phần cứng lại nhớ hơi khác một chút. Trong quyển sách "What the Dormouse said", ông nói rằng con trỏ trên màn hình vi tính đã từng được gọi là "CAT", vì thế chỉ là tự nhiên khi mèo phải đuổi theo chuột.


2. Blog


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Từ này được rút gọn từ biệt danh cho "weblog". Được đặt ra vào năm 1997 bởi Jorn Barger, định nghĩa được giải thích trong website Robot Wisdom của Barger, với ý nghĩa "Đi vào sự lang thang trên Internet của anh ta". Theo thời gian, cụm từ này đã được thu gọn và blog phát triển như là một trò tiêu khiển phổ biến trên web.


3. Cookies


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Có nguồn gốc từ "magic cookies", một thuật ngữ máy tính cũ mang ý nghĩa là một phần nhỏ thông tin được giữ lại khi bạn truy cập vào 1 websites nào đó. Lou Montulli, người phát minh ra web cookie, đã giải thích rằng, ông từng nghe tới thuật ngữ "magic cookie" từ một khóa học về hệ điều hành thời còn đi học... Tôi thích thuật ngữ "cookies" với lý do thẩm mỹ.


Về thuật ngữ "magic cookies", không có lời giải thích chính xác nào, nhưng có giả thuyết cho rằng nó liên quan tới một trò chơi điện tử cũ, khi người chơi phải nhận được "magic cookies" để tiến lên.


4. Spam


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Spam: Từ này xuất phát từ chương trình Monty Python’s Flying Circus, của BBC TV (1969), trong đó người đi ăn nhà hàng bị "oanh tạc" bằng việc được tặng các hộp thịt dăm bông (spam).


Ngày nay, Spam được dùng để chỉ việc phải nhận những e-mail không mong muốn (thư rác) hay những thứ phiền toái không mong muốn bạn nhận được trên Internet.


5. Meme


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Meme là ý tưởng hoặc hành động được truyền miệng rộng rãi trên Internet.


Đến từ cuốn sách được xuất bản năm 1976, The Selfish Gene, do nhà khoa học Richard Dawkins viết. Vì muốn một thuật ngữ chỉ sự bắt chước văn hóa, Dawkins dựa trên từ Hy Lạp "mimeme", nghĩa là "bắt chước", rồi rút gọn lại thành "meme", nghe cũng vần với từ "gene". Về sau nó cũng được thay đổi một chút theo tiếng Pháp thành même, nghĩa là "giống".


Định nghĩa này về sau được sử dụng rộng rãi trên Internet. "Khi mọi người nói về điều gì đó đang được lan truyền rộng rãi trên Internet, đó chính xác là meme", Dawkins nói trong buổi phỏng vấn với Wired.


6. Hacker


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Hack không phải là hoạt động lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Trong thời kỳ đầu của công nghệ, hacking nghĩa là trở nên thông minh và tài năng về điện tử, không chỉ riêng với máy tính. Dần dần, một văn hóa hacker đã được hình thành thể hiện sự quan tâm sâu tới những hoạt động công nghệ tích cực.


Trong cuốn sách "Piracy Culures", nghĩa gốc của Hack xuất hiện từ cụm từ "những người làm việc như hack trong viết và thử nghiệm phần mềm". Những hoạt động hack tích cực hiện vẫn còn tồn tại, và những thành viên tích cực thường gọi những hacker ý đồ xấu là "crackers".


7. Firewall (Tường lửa)


Tại sao Meme được gọi là... meme?


Thuật ngữ này đã xuất hiện cả trăm năm nay, và được miêu tả giống với những gì người ta viết về nó: một bức tường được thiết kế để bảo vệ nhà cửa khỏi những đám cháy lan rộng. Phiên bản máy tính của "tường lửa" cũng có chức năng tương tự: sử dụng công nghệ để ngăn chặn sự lan rộng của virus.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: