Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Panasonic lần đầu tiên làm ăn có lãi trong ba năm qua

Panasonic lần đầu tiên làm ăn có lãi trong ba năm qua

Tập đoàn Panasonic ngày 31/10 cho biết tập đoàn này đạt mức lãi ròng 169,33 tỷ yên trong nửa đầu tài khóa 2013, tính từ tháng 4-9/2013.


Đây là một bước ngoặt so với mức thua lỗ lên tới 685,17 tỷ yên của năm trước nhờ nỗ lực tái cơ cấu và đồng yên giảm giá.


Panasonic lần đầu tiên làm ăn có lãi trong ba năm qua


Hãng điện tử này lần đầu tiên làm ăn có lãi trong suốt ba năm qua khi lợi nhuận hoạt động của tập đoàn tăng 67,8% lên 146,59 tỷ yên trên mức doanh thu 3.710 tỷ yên nhờ kinh doanh trong lĩnh vực ôtô và nhà ở.


Tại cuộc họp báo ở Tokyo, Giám đốc điều hành Hideaki Kawai cho biết: Mặc dù tình hình kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận của chúng tôi đã cải thiện mạnh mẽ nhờ nỗ lực toàn diện của chúng tôi trong việc thúc đẩy lợi nhuận của mình.


Panasonic đã được hưởng lợi từ các biện pháp cắt giảm chi phí và sụt giảm của đồng yên nhằm thúc đẩy giá trị tính bằng yên Nhật ở nước ngoài.


Nhờ đà phục hồi của kinh tế toàn cầu, lợi nhuận hoạt động cho lĩnh vực ôtô và công nghiệp tăng tới 30,2 tỷ yên trong khi kinh doanh nhà ở tăng tới 21,7 tỷ yên trong nửa đầu tài khóa 2013, dẫn tới việc tăng doanh thu tổng thể.


Tuy nhiên, nếu loại trừ những tác động tích cực của đồng yên yếu, doanh thu giảm tới 8% trong giai đoạn này do tình hình khó khăn của hãng trong các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như tivi, máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động.


Đang phải gánh chịu mức lỗ khổng lồ, Panasonic thông báo sẽ ngừng sản xuất màn hình plasma dùng cho TV vào cuối năm nay và rút hoàn toàn khỏi lĩnh vực này vào cuối tài khóa 2013.


Chủ tịch Kazuhiro Tsuga cho biết: “Cuối cùng, chúng tôi quyết định sẽ rút khỏi kinh doanh plasma vì chúng tôi không thể đưa ra được biện pháp để ngăn chặn thua lỗ”.


Đồng thời, ông Kazuhiro Tsuga nhấn mạnh công ty hy vọng sẽ đưa lĩnh vực kinh doanh TV đạt doanh thu từ nay đến tài khóa 2015 nhờ cắt giảm chi phí mạnh mẽ như thành lập các hệ thống bán hàng trực tiếp ở nước ngoài.


Doanh thu trong nửa đầu tài khóa 2013 giúp Panasonic tăng gấp đôi ước tính về lợi nhuận ròng của tập đoàn trong cả năm nay lên 100 tỷ yên so với mức lỗ 754,25 tỷ yên năm 2012. Ước tính doanh số tăng từ 7.200 tỷ yên trước đó lên 7.400 tỷ yên, tăng 1,3% so với năm trước.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: