Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Những thủ thuật khi sử dụng bảo mật vân tay iPhone 5S

Những thủ thuật khi sử dụng bảo mật vân tay iPhone 5S

Bảo mật vân tay Touch ID của Apple là một công cụ bảo mật tiện lợi được trang bị cho iPhone 5S và có thể sẽ phổ biến cho các thiết bị iOS trong tương lai.


Touch ID là một công cụ bảo mật khá tiện lợi khiến việc mở khoá iPhone được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải sử dụng một mã pin gồm 4 chữ số. Nó cũng cho phép người dùng thực hiện việc mua các ứng dụng từ iTunes và App Store mà không cần phải nhập mật khẩu Apple ID.


Những thủ thuật khi sử dụng bảo mật vân tay iPhone 5S


Nếu đã từng dùng mật khẩu mã pin 4 chữ số, chắc chắn bạn sẽ thấy Touch ID tiện lợi hơn. Nếu bạn không có thói quen đặt mật khẩu cho điện thoại, Touch ID có thể là biện pháp bảo mật cuối cùng mà bạn mong đợi.


Cách thiết lập Touch ID khá đơn giản


Bạn chỉ việc vào Settings> General> Touch ID & Passcode > Touch ID. Sau đó thực hiện việc nhập dấu vân tay. Có vài thủ thuật để bạn có thể sử dụng Touch ID dễ dàng hơn.


Quét vân tay đảo ngược nếu muốn


Khi xác nhận dấu vân tay trên iPhone 5S, các hướng dẫn khiến bạn có cảm giác các ngón tay phải được đặt quét theo một định hướng nhất định. Tuy nhiên, điều này không quan trọng vì Touch ID trên iPhone 5S có khả năng nhận diện 360 độ.


Lưu trữ đến 5 ngón, ít hơn thì hiệu suất tốt hơn


Bạn có thể lưu trữ đến 5 ngón tay trong Touch ID, nhưng càng nhiều thì hiệu suất càng thấp do nó sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định ngón tay đang quét.


Xác định ngón tay


Nếu đăng ký nhiều ngón tay nhưng không ghi nhãn, bạn vẫn có thể xác định được chúng bằng cách quét trên Touch ID. Khi quét một trong những ngón tay, các bản in phù hợp sẽ được đánh dấu trên danh sách.


Có 5 lần quét chứ không phải chỉ 3 lần


Khi mở khoá iPhone 5S, nếu lần quét vân tay thứ 3 vẫn thất bại thì bạn sẽ nhận được gợi ý sử dụng mật khẩu để mở. Tuy nhiên, sự thực là bạn vẫn còn tới 2 lần thử nữa trước khi buộc phải chuyển sang dùng mật khẩu.


Touch ID trên iPhone 5 như chúng ta đều biết là nó vẫn có thể bị hack, tất nhiên cần nhiều công cụ và thời gian chứ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, điều chắc chắn là nó vẫn khá tốt cho người dùng vì tính tiện lợi khi sử dụng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: