Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Twitter ra hệ thống cảnh báo khẩn cấp qua tin nhắn

Twitter ra hệ thống cảnh báo khẩn cấp qua tin nhắn

Hôm qua 25/9, Twitter vừa cho ra mắt hệ thống cảnh báo qua tin nhắn giúp người dùng có thể nhận được các thông tin hữu ích và quan trọng khi tình huống khẩn cấp xảy ra.


Twitter ra hệ thống cảnh báo khẩn cấp qua tin nhắn

Người dùng Twitter Alerts sẽ nhận được thông báo trên điện thoại mỗi khi có cảnh báo khẩn cấp. (Ảnh minh họa: Alamy)


AFP dẫn thông báo của Twitter cho biết dịch vụ Twitter Alerts cho phép thông tin về thảm họa được thông suốt trong trường hợp các phương tiện truyền thông khác không sẵn có hoặc bị quá tải.


Người dùng đăng ký nhận tin từ Twitter Alerts sẽ nhận được thông báo trên điện thoại mỗi khi có các tin nhắn (tweet) được đánh dấu là cảnh báo khẩn cấp được đưa lên Twitter từ các tổ chức mà hội "theo dõi" (follow).


Chỉ một số cơ quan và tổ chức có liên quan mới được đăng ký và cấp quyền gửi những tin nhắn cảnh báo này.


Hiện đã có nhiều cơ quan và tổ chức phi chính phủ của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đăng ký tham gia. Một số tên tuổi quen thuộc trong số này là Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Tình trạng khẩn cấp liên bang (Mỹ).


Twitter cho biết sẽ mở rộng mạng lưới này sang “các cơ quan và tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới”.


Giám đốc sản phẩm của Twitter Gaby Pena nói trong một bài viết trên blog Twitter Alerts “là phương cách mới và chính xác giúp bạn nhận được các thông tin quan trọng những khi bạn cần nhất”.


“Người dùng sẽ nhận được thông tin chính xác từ các tổ chức đáng tin cậy trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai hay khi không tiếp cận được các phương tiện truyền thông khác” – bà Pena nói.


AFP dẫn lời Bridget Coyne, một quan chức của Twitter, cho hay nền tảng tin nhắn của Twitter đã trở thành nguồn thông tin không thể thiếu từ sau các thảm họa gần đây như sóng thần Nhật Bản hay siêu bão Sandy và vụ đánh bom Boston ở Mỹ.


Bà Coyne nói đối tượng của Twitter Alerts sẽ là các nhân viên thực thi pháp luật, hoặc các cơ quan xử lý tình trạng khẩn cấp cũng như tổ chức cứu trợ thiên tai.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: