Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

4 chiến thuật đáng lẽ đã cứu được BlackBerry

4 chiến thuật đáng lẽ đã cứu được BlackBerry

BlackBerry đáng lẽ đã có cơ hội sống sót trên thị trường smartphone nếu họ sẵn sàng chấp nhận kiểu thiết kế phần cứng mới, nhận ra sớm rằng nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi, cởi mở hơn, linh hoạt hơn và chấp nhận sự thay đổi.


Cuối tuần trước, BlackBerry tuyên bố sẽ sa thải 40% nhân viên , đồng thời báo cáo khoản lỗ 1 tỷ USD trong quý 2/2013. Ngay sau đó, BlackBerry công bố hãng đã nhận được lời đề nghị mua lại với giá 4,7 tỷ USD từ hãng đầu tư tài chính Fairfax Financial.


4 chiến thuật đáng lẽ đã cứu được BlackBerry

Bàn phím QWERTY đầy đủ là chức năng quan trọng đã từng tạo nên sự độc đáo của điện thoại BlackBerry. (Ảnh: Internet)


Bằng cách nào mà BlackBerry, hãng điện thoại đã từng rất thành công, lại lâm vào cảnh phải "bán mình" như vậy.


Đã xa rồi những ngày mà BlackBerry dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh mới nổi. Vài năm gần đây, BlackBerry phải vật lộn để duy trì chỗ đứng trong thị trường ngày càng bị chiếm lĩnh bởi Apple, Samsung và nhiều nhà sản xuất thiết bị Android khác.


Hiện nay, BlackBerry chiếm chỉ 3,8% thị phần thị trường smartphone ở Mỹ, giảm so với 43% hồi tháng 1/2010.


Khi xem xét sự sụp đổ của một thương hiệu đã từng mang tính biểu tượng, câu hỏi đặt ra là liệu BlackBerry đã có thể làm gì khác để tránh sự sụp đổ như ngày nay?


Dưới đây là 5 điều mà nếu BlackBerry thực hiện, họ có lẽ đã có cơ hội sống sót trên thị trường smartphone:


1. Sẵn sàng chấp nhận các kiểu dạng phần cứng mới


Mặc dù bàn phím QWERTY đầy đủ là chức năng quan trọng đã tạo nên sự độc đáo của điện thoại BlackBerry, công ty đã trì hoãn quá lâu trước khi phát hành một thiết bị màn hình cảm ứng. Điều này khiến họ nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn đối với một thế hệ khách hàng mới.


Như Steve Jobs đã từng quan sát thấy: "Nếu bạn không sẵn sàng cạnh tranh với các sản phẩm của chính mình, người khác sẽ làm điều đó thay bạn".


2. Sớm nhận ra nhu cầu của người dùng đang thay đổi


Trong những ngày đầu, BlackBerry được yêu thích nhờ các tính năng bảo mật mạnh mẽ, ví dụ như giải pháp email của công ty. Trong khi lợi thế này giúp BlackBerry thành công trên thị trường doanh nghiệp, BlackBerry không thể nhận ra rằng các tính năng hấp dẫn khác đang nhanh chóng được ưu tiên hơn hẳn khả năng bảo mật trong suy nghĩ của người dùng bình thường.


Khi vai trò của smartphone ngày càng vượt ra khỏi chức năng gọi điện, BlackBerry đã mắc kẹt trong các tính năng ngày càng ít quan trọng đối với khách hàng.


3. Cởi mở hơn, linh hoạt hơn


Gần đây, một nhân vật thuộc ngành công nghiệp đã dùng từ "tàn bạo" để miêu tả những quy tắc và hạn chế của BlackBerry xung quanh việc phát triển ứng dụng. Cách tiếp cận cứng nhắc như vậy đã ngăn cản đổi mới từ bên ngoài và khiến BlackBerry bị tụt hậu so với iPhone và smartphone Android về hệ sinh thái ứng dụng.


4. Chấp nhận sự thay đổi


BlackBerry đáng lẽ đã có thể nhận thấy rõ hơn mối đe dọa của trào lưu BYOD (mang thiết bị riêng tới nơi làm việc). Khi các nhân viên văn phòng bắt đầu có trào lưu mang thiết bị riêng tới nơi làm việc hồi cuối những năm 2000, nhiều nhà điều hành của BlackBerry đã rung chuông báo động.


Tuy nhiên, ông Jim Balsillie, cực giám đốc điều hành của công ty khi đó, đã bỏ qua các mối lo ngại và cho rằng chúng không đáng quan tâm. Đây là một sai lầm đã khiến BlackBerry phải trả cái giá rất đắt.


Trong thực tế, nếu BlackBerry và ban lãnh đạo công ty chấp nhận và đón trước thay đổi này thay vì bỏ qua nó, họ đã có thể thực hiện các bước để giảm thiểu thiệt hại.


Cũng như Nokia đã đồng ý bán mảng kinh doanh thiết bị và dịch vụ cho Microsoft để ngăn chặn sự hủy diệt, trong vài tháng tới, BlackBerry sẽ phải đưa ra một số quyết định khó khăn nếu họ muốn có hy vọng sống sót.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: