Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường

10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường

Có đến 6 trên 10 thiết bị xuất hiện trong danh sách này đến từ Apple, nếu bạn sở hữu những sản phẩm công nghệ này có lẽ bạn nên nâng niu chúng hơn.


Ngày nay, bên cạnh những yếu tố như thiết kế đẹp, cấu hình tốt, giá thành hợp lý, một số lượng không nhỏ người dùng còn bắt đầu chú ý thêm đặc điểm dễ sửa chữa như một yếu tố cần có trước khi đi đến quyết định mua về một sản phẩm công nghệ nào.


Nếu bạn là một người đánh giá cao yếu tố này khi chọn mua các sản phẩm công nghệ, bài viết dưới đây có thể sẽ là một gợi ý hữu ích để tham khảo. Cụ thể, đây là danh sách 10 thiết bị khó sửa chữa nhất hiện có trên thị trường được tổng hợp dựa trên đánh giá của iFixit, một trang web chuyên "phẫu thuật" thiết bị và khám phá linh kiện bên trong.


10. Apple iPod Touch (5th Generation)


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Không có bất cứ chiếc ốc vít nào lộ ra ngoài thân máy làm việc mở vỏ chiếc iPod Touch thế hệ 5 trở nên khá khó khăn. Một khi đã mở được vỏ máy, những gì Apple sắp xếp bên trong thiết bị này lại một lần nữa làm nản lòng người dùng vì có một vài linh kiện được hàn lại thành từng khối một khiến chi phí thay thế sẽ đội lên rất nhiều so với thay thế một linh kiện đơn nhất.


9. Nikon D600 24.3-MP Digital SLR Camera


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Tương tự chiếc D500, Nikon D600 ẩn chứa bên trong rất nhiều bộ phận linh kiện do đó nhà sản xuất buộc phải hàn chúng lại với nhau thành từng khối để tiết kiệm không gian. Bên cạnh đó, D600 sở hữu màn hình LCD được gắn cố định vào mặt sau máy làm việc thay thế là không thể nếu như bạn không muốn thay toàn bộ phần sau của thân máy.


8. Apple iPad with Retina Display


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Tương tự với iPad thế hệ hai và ba, Apple đã sử dụng rất nhiều chất kết dính đặc biệt và vô số ốc vít nhỏ để kết nối và bảo vệ iPad. Vì thế, chiếc iPad này rất khó mở ra để sửa chữa, đặc biệt là việc tháo pin để thay thế.


7. Apple iPad Mini


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Tiếp nối truyền thống... làm khó người dùng ở khoản tháo lắp, Apple tiếp tục gắn kết linh kiện iPad Mini bằng rất nhiều chất kết dính cùng với đó là những chiếc ốc vít nhỏ bé. Đặc biệt, ở phiên bản này cổng Lightning còn được gắn chết vào bảng mạch logic khiến khả năng sửa chữa phần cứng càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.


6. Nikon D5100 16.2-MP Digital SLR Camera


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Nếu muốn “phẫu thuật” chiếc D5100, bạn cần phải gỡ bỏ mối hàn của một vài linh kiện quan trọng cùng với đó là vô số ốc vít. Việc linh kiện của chiếc máy ảnh này được sắp xếp với mật độ khá dày bởi nhà sản xuất cũng làm việc sửa chữa thêm phần rắc rối.


5. Apple MacBook Pro 13.3 inch Retina


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Mặc dù được đánh giá là dễ tháo lắp hơn phiên bản tiền nhiệm 15 inch, MacBook Pro Retina 13 inch vẫn gây ra vô số khó chịu cho người dùng ở những điểm như pin, RAM được gắn cứng vào máy, SSD và ốc vít độc quyền.


4. Apple iPod shuffle 2GB (4th Generation)


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Sở hữu thân máy quá nhỏ làm quá trình mở thiết bị nghe nhạc được yêu thích này gần như là điều không thể nếu như không làm hư hại thân máy. Cùng với đó, pin được gắn chết vào bảng mạch logic cũng tăng độ khó của việc sửa chữa.


3. Microsoft Surface Pro Tablet


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Phần màn hình của chiếc máy tính bảng lai laptop này được đánh giá là cực kỳ khó tháo bởi nhà sản xuất đã cố định nó bằng một số lượng lớn chất kết dính đặc biệt. Thêm vào đó, sau khi vượt qua được phần vỏ thiết bị, người dùng nếu muốn xâm nhập vào khu vực linh kiện của máy sẽ phải vượt qua thêm hơn 90 chiếc ốc vít nữa.


2. HTC One


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Sở hữu thân máy có thiết kế được đánh giá là vượt trội hơn hẳn so với mặt bằng chung điện thoại Android, HTC One lại không được lòng người dùng ở tính chất khó sửa chữa khi hỏng hóc nó sở hữu. Theo đó, bạn khó có thể mở phần vỏ máy mà không làm hư hại phần vỏ sau.


Và kể cả khi bạn đã mở vỏ máy được rồi thì việc pin được “chôn” sâu dưới phần bo mạch chủ và gắn cố định chắc chắn sẽ làm nản lòng những bất kỳ ai muốn sửa chiếc máy này.


1. Apple Macbook Pro 15 inch Retina


10 thiết bị công nghệ khó sửa chữa nhất trên thị trường


Kể từ năm 2009, với dòng MacBook Pro, Apple thường sử dụng một loại ốc vít độc quyền mang tên gọi pentalobe screw. Theo đó, đây là loại ốc vít có hình bông hoa năm cánh mà khi lần đầu tiên xuất hiện đã gây ra không ít sự khó chịu do dường như đây là một phương pháp Apple áp dụng để chặn người dùng xâm nhập sâu vào thiết bị mà mình sản xuất.


Cùng với đặc điểm này, sở hữu RAM không thể nâng cấp, SSD độc quyền và pin gắn chết đã mang lại cho MacBook Pro 15 inch danh hiệu chiếc laptop khó sửa nhất trên thế giới.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: