Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Mổ xẻ chip A7 và M7 của iPhone 5S

Mổ xẻ chip A7 và M7 của iPhone 5S

Tại sự kiện giới thiệu iPhone vào ngày 10/9 vừa qua, Apple nhấn mạnh vào những cải tiến trong phần linh kiện chip của iPhone 5S, bao gồm vi xử lý A7 đóng vai trò chính với 1 tỉ transistor và một bộ xử lí nhỏ hơn đi kèm có tên M7.


Vi xử lý M7 có nhiệm vụ đo đạc các thông tin lấy được từ cảm biến gia tốc, cảm biến con quay và la bàn, từ đó tăng cường khả năng thực hiện các tác vụ định vị, dẫn đường...


Mổ xẻ chip A7 và M7 của iPhone 5S


Trang công nghệ ChipworksiFixit đã tiến hành để khám phá các bộ chip hiện đại cũng như các bộ phận khác bên trong nó, giúp giới đam mê công nghệ có được cái nhìn sơ qua về trái tim của siêu phẩm mới nhất đến từ Apple.


Sau khi xem xét vi xử lý A7, trang công nghệ Chipworks khẳng định bộ chip được sản xuất bởi Samsung bằng công nghệ 28nm. Apple đang có kế hoạch chuyển đối tác sản xuất chip A-Series từ Samsung sang TSMC, tuy nhiên phải đến đầu năm 2014 hợp đồng mới giữa 2 hãng mới có hiệu lực.


Đối với vi xử lý A7, Apple và Samsung đã giảm khoảng cách giữa các transistor xuống còn 114nm, giảm 7,3% tương đương 9nm so với thế hệ chip A6. Mật độ transistor dày đặc hơn cho phép Apple "nhét" tới hơn 1 tỉ transistor trên bộ chip. Công nghệ 28nm được sử dụng giống hệt với những gì Samsung làm với dòng Exynos 8 lõi 5410 – vi xử lý đầu bảng hiện nay của hãng điện thoại Hàn Quốc trang bị cho dòng Galaxy.


Mổ xẻ chip A7 và M7 của iPhone 5S

So sánh khoảng cách transistor trên Apple A7 và A6


Mổ xẻ chip A7 và M7 của iPhone 5S

Đế bán dẫn của vi xử lý Apple A7


Sau khi nghiên cứu M7, Chipworks khẳng định đây là một vi xử lý ARM Cortex-M3 đến từ MXP với tốc độ 180MHz. Bộ chip tiêu thụ ít điện năng và cho phép thu thập dữ liệu chuyển động từ cảm biến gia tốc Bosch Sensortec, cảm biến con quay STMicroelectronics và từ kế AKM.


Sau khi có được những dữ liệu này, M7 sẽ thực hiện các phép toán ma trận để đưa ra vị trí chính xác nhất của điện thoại trên Trái đất. Tác vụ này được giao cho M7 thực hiện nhằm tiết kiệm năng lượng, sau đó mới chuyển đến cho A7 tiếp tục xử lý.


Mổ xẻ chip A7 và M7 của iPhone 5S

Đế bán dẫn của vi xử lý Apple M7



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: