Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

SoftBank sẽ mua lại hãng phim hoạt hình DreamWorks với mức giá 3,4 tỉ USD

SoftBank sẽ mua lại hãng phim hoạt hình DreamWorks với mức giá 3,4 tỉ USD

Theo WSJ, tập đoàn truyền thông và dịch vụ Internet của Nhật - SoftBank Corp. hiện đang tiến hành đàm phán nhằm mua lại hãng phim hoạt hình DreamWorks Annimation SKG. Thương vụ này có thể đem về cho xưởng phim Mỹ 3,4 tỉ USD đồng thời nâng giá cổ phiếu theo mức đề nghị của SoftBank lên 32 USD/cổ phiếu.


DreamWorks Animation (DWA) là xưởng phim đứng đằng sau những tựa phim ăn khách như Shrek, Madagascar, Kungfu Panda và gần đây nhất là How to Train Your Dragon. Thương vụ sẽ cho phép SoftBank sử dụng các nội dung từ DWA để tăng tính cạnh tranh cho Sprint - nhà mạng Mỹ đã được SoftBank thâu tóm hồi năm ngoái, trước các đối thủ lớn như AT&T và Verizon.


SoftBank sẽ mua lại hãng phim hoạt hình DreamWorks với mức giá 3,4 tỉ USD


Về phần DWA, nhà sáng lập kiêm CEO - Jeffrey Katzenberg sẽ ký một hợp đồng 5 năm để tiếp tục ở lại với công ty. Đồng thời, Nikesh Arora - một cựu điều hành viên của Google đã gia nhập SoftBank hồi tháng 7 sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo đơn vị vừa thành lập của SoftBank có tên SoftBank Internet & Media Inc.


DreamWorks Animation vẫn đang cố gắng xoay trở trong những năm gần đây, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán. Giám đốc điều hành Katzenberg cũng đã tìm kiếm một đối tác mua lại công ty từ lâu nên việc bán lại cho SoftBank không có gì quá ngạc nhiên. Trong khi đó, SoftBank đang mở rộng đầu tư nhằm tăng cường sự hiện diện tại thị trường thế giới. Cách đây vài tháng, nhà mạng Nhật cũng đã tìm cách mua lại T-Mobile US để sáp nhập với Sprint nhằm tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thương vụ này đã vướng phải sự phản đối của Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) về vấn đề chống độc quyền.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: