Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu

Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu

Bản đồ này sẽ cho biết số lượng người dùng Internet toàn cầu ra sao dưới dạng một bản đồ thế giới tổng hợp.


Bản đồ trên được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu từ học viện Internet Oxford và có sử dụng dữ liệu của hơn 2011 người sử dụng Internet và tổng toàn bộ người dân trên toàn thế giới lấy từ nguồn của Ngân Hàng Thế giới (World Bank).


Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu


Trong đó, biểu đồ cho thấy rõ nét về quy mô cũng như sự to lớn của Trung Quốc với vị trí thống lĩnh hơn nửa tỉ người đang sử dụng Internet, xếp sau đó là các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thực tế, số người sử dụng Internet tại các máy chủ Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản nhiều hơn cả khu vực Bắc Mỹ và cả Châu Âu cộng lại.


Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu


Theo các nhà nghiên cứu cho biết, bản đồ mà họ lập ra sử dụng các hình lục giác để tạo nên hình dạng các quốc gia, trong đó, kích thước các quốc gia cũng sẽ tương đương với mức độ phủ sóng của người dùng Internet. Mỗi hình lục giác sẽ chiếm khoảng 1/3 trong khoảng 1 triệu người sử dụng Internet.


Cũng theo tiến sĩ Mark Graham và Stefano De Sabbata, hai người đã lập nên bản đồ trên cho biết, các quốc gia có ít số người dùng Internet hơn thế sẽ không được hiển thị trên bản đồ, bao gồm một số nước ở Châu Phi như Chad và cộng hòa Niger.


Ngoài ra, khi nhìn trên bản đồ, ngoài kích thước thay đổi khác lạ, người xem cũng sẽ rất dễ nhận ra màu sắc có sự khác biệt giữa các quốc gia mà cụ thể là nước nào có mức độ sử dụng Internet trong dân số cao hơn sẽ được hiển thị với màu sắc đậm hơn và ngược lại.


Điều này phần nào có thể lí giải tại sao một số quốc gia như Canada lại bé như vậy do mật độ dân cư sử dụng Internet khá dải rác do diện tích rộng hay Nga cũng tương tự, trong khi các quốc gia phát triển sở hữu cơ sở hạ tầng thông tin tốt như Nhật Bản, Anh lại có thể lớn như vậy. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng cho thấy sức bật rất tốt sau hơn 15 năm đưa Internet vào sử dụng với quy mô quốc gia đã được mở rộng hơn rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn kém hơn nhiều so với mức độ sử dụng Internet của các quốc gia bé hơn như Singapore, Malaysia và Đài Loan.


Được biết, những dữ liệu trên đã được Ngân Hàng Thế Giới thu thập kể từ năm 1996, nằm một phần trong dự án Chỉ số quản lí toàn cầu của tổ chức. Dữ liệu cho thấy rằng, có 42% người dùng Internet hiện nay đang tập trung tại Châu Á, và top các quốc gia có trên 80% người dùng online đang thuộc về các quốc gia lớn nhất thế giới, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như Hàn Quốc, New Zealand và Quatar. Các quốc gia khác còn lại ở khu vực Mỹ La Tinh có tỉ lệ phổ biến Internet thấp hơn 40% và thậm chí ở một số nước Châu Phi gần sa mạc Sahara, con số còn thấp dưới 10%.


Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu


Năm ngoái, hai vị tiến sĩ Mark Graham và Stefano De Sabbata cũng đã sử dụng dữ liệu phân tích từ trang Alexa để lập ra một bản đồ các trang web có lượng truy cập lớn nhất trên thế giới. Trong đó, Google đứng đầu danh sách ở 62 quốc gia, xếp sau là MXH Facebook với hơn 50 quốc gia và vị trí thứ 3 thuộc về Baidu, công cụ tìm kiếm phổ biến hàng đầu chỉ tại hai quốc gia là Trung Quốc và Hàn Quốc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: