Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Thế giới mất 400 tỉ USD mỗi năm vì tội phạm mạng

Thế giới mất 400 tỉ USD mỗi năm vì tội phạm mạng

Con số thiệt hại cao hơn rất nhiều so với tổng thu nhập quốc dân của một quốc gia, theo báo cáo mới nhất của McAfee.


Thế giới mất 400 tỉ USD mỗi năm vì tội phạm mạng


Thiệt hại hàng năm do giới tội phạm mạng máy tính gây ra cho toàn thế giới ước tính lên tới 400 tỉ USD, theo một báo cáo mới của bộ phận bảo mật McAfee của Intel. Báo cáo là kết quả nghiên cứu của McAfee hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC (Mỹ).


Báo cáo đã thừa nhận việc đánh giá thiệt hại từ những hành vi tấn công mạng trên toàn cầu gặp khó khăn do hầu hết các nạn nhân của tội phạm mạng không công bố các con số thiệt hại.


Để có được kết quả nghiên cứu, McAfee và đối tác của mình đã tổng hợp từ dữ liệu công khai được thu thập bởi các tổ chức chính phủ và các trường đại học trên toàn thế giới, bao gồm các tổ chức ở Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Australia và Malaysia, kết hợp với việc phỏng vấn các chuyên gia.


Ước tính thiệt hại liên quan đến các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới vào khoảng từ 375 tỉ USD cho đến 575 tỉ USD.


Ngay cả mức thiệt hại thấp nhất theo ước tính cũng cao hơn nhiều so với tổng thu nhập quốc dân của hầu hết các quốc gia”, báo cáo cho biết.


Trong năm 2009, một nghiên cứu của McAfee ước tính thiệt hại do tội phạm mạng toàn cầu gây ra khoảng 1 nghìn tỉ USD, con số này đã gây ra nhiều tranh cãi và sau đó công ty đã đính chính là có sự nhầm lẫn. Hợp tác với CSIS, McAfee đã phát hành một nghiên cứu vào tháng 5/2013 cho biết thiệt hại từ tội phạm mạng toàn cầu có khả năng không vượt quá 600 tỉ USD, tức thấp hơn số tiền mà giới tội phạm ma túy kiếm được.


Báo cáo mới nhất thừa nhận rằng hầu hết sự cố do tội phạm mạng gây ra không được báo cáo, chỉ vài công ty tiết lộ bị tấn công mạng. Báo cáo cũng cho biết việc thu thập dữ liệu để tính toán thiệt hại rất khó khăn do các nước chưa thống nhất được một định nghĩa tiêu chuẩn thế nào là tội phạm mạng.


Một vài quốc gia đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tính toán thiệt hại của họ do tội phạm mạng gây ra, nhưng phần lớn các quốc gia chưa mấy quan tâm tới điều này”, báo cáo cho biết.


Các tác giả của bản nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu của 51 quốc gia trải rộng khắp nơi có tổng thu nhập quốc dân khoảng 80% của toàn thế giới. Dữ liệu tổng hợp ước tính mức thiệt hại cho toàn thế giới nhưng điều chỉnh theo vùng, nghiên cứu “giả định rằng thiệt hại do tội phạm mạng gây ra là một phần bất biến của tổng thu nhập quốc dân, được điều chỉnh theo mức độ phát triển của quốc gia”, theo báo cáo.


Nghiên cứu đã xem xét các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp của các cuộc tấn công mạng, chẳng hạn như mất cắp tài sản trí tuệ, thông tin kinh doanh, chi phí bảo vệ mạng, uy tín sứt mẻ và các khoản chi phí phục hồi.


Sự phát triển của Internet và sử dụng nó để kinh doanh đồng nghĩa “thiệt hại vì tội phạm mạng sẽ tiếp tục gia tăng do kinh doanh qua mạng ngày càng phát triển”, báo cáo khẳng định.


Báo cáo của McAfee đánh giá các công ty Mỹ bị tổn thất cao nhất, và cho rằng, nhìn chung “có những mối tương quan chặt chẽ giữa tổng thu nhập quốc dân và thiệt hại từ tội phạm mạng”.


Báo cáo không giải thích vì sao, nhưng ngoài khả năng dễ xâm nhập thì giới tội phạm mạng có xu hướng nhắm mục tiêu vào những nơi có thể khai thác được nhiều giá trị.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: