Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Thị trường dịch vụ CNTT tại Việt Nam sẽ tăng gần 13%

Thị trường dịch vụ CNTT tại Việt Nam sẽ tăng gần 13%

Bất chấp những thách thức kinh tế vĩ mô vẫn còn đó, chi tiêu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.


Thị trường dịch vụ CNTT tại Việt Nam sẽ tăng gần 13%


Chỉ tính riêng năm 2013 đã tăng gần 10%, lên 446 triệu USD, dự báo năm 2014 thị trường dịch vụ CNTT sẽ tăng 12,7%. Đây là kết quả nghiên cứu thị trường của International Data Corporation (IDC).


Theo IDC, với vị thế là một thị trường mới nổi nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh. Có thể thấy, các dịch vụ hỗ trợ phần cứng vẫn tiếp tục thống trị chi tiêu dịch vụ CNTT với 18,9% thị phần, tiếp theo là dịch vụ tích hợp hệ thống với 14,3% và dịch vụ triển khai phần mềm với 11,3%.


Thực tế, trong năm 2013 chi tiêu cho các dịch vụ triển khai phần cứng chỉ ở mức thấp với tốc độ tăng trưởng 8,8% do thiếu nhu cầu từ lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất và bán lẻ. Tựu trung lại, các lĩnh vực này chiếm 41% chi tiêu dịch vụ CNTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, các khoản đầu tư mạnh vào chính phủ điện tử, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu, và hệ thống thông tin địa lí (GIS) đã kích thích nhu cầu về dịch vụ tích hợp hệ thống, giúp phân khúc này tăng 9,7%.


Riêng chi tiêu cho dịch vụ tích hợp và tư vấn mạng, tăng 10,1 % với các khoản đầu tư lớn vào nền tảng IPv6 đến từ lĩnh vực truyền thông. "Đáng chú ý, thị trường dịch vụ CNTT Việt Nam đã trưởng thành với những xu hướng mới nổi như dữ liệu lớn (big data), đám mây và di động", ông Hà Ngọc Khương, Chuyên viên phân tích thị trường IDC cho biết.


IDC cũng nhận thấy,do thiếu kĩ năng kĩ thuật tiên tiến của người dùng cuối, chi tiêu cho các dịch vụ gia công tăng hơn 11%. Hiện các nhà tích hợp hệ thống nội địa đang rút ngắn khoảng cách kĩ năng bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, chăm sóc khách hàng tốt hơn nhằm thu hút người sử dụng đến với dịch vụ gia công (outsourcing). Nhiều hãng đang nhảy vào lĩnh vực này và kết quả là tạo ra một thị trường có rất nhiều sự lựa chọn cho người dùng cuối.


Theo đó, IDC tin rằng trong năm 2014 thị trường dịch vụ CNTT sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, dự án CNTTvà hiện đại hóa khu vực tài chính, trị giá 71,8 triệu USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là động lực mạnh mẽ cho thị trường dịch vụ CNTT vào năm 2014.


IDC hi vọng, chi tiêu dịch vụ CNTT của ngành ngân hàng sẽ tăng trở lại nhờ nhu cầu của các dự án mới về ngân hàng lõi (core banking) và dữ liệu lớn (big data). Ngoài ra, chi tiêu ngày càng tăng trong cơ sở hạ tầng như smart grid và các dự án giao thông thông minh sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ có liên quan đến CNTT như dịch vụ tư vấn và tích hợp hệ thống.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: