Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Email đã có... hương thơm

Email đã có... hương thơm

Lần đầu tiên một email có hương vị đã được gửi qua Đại Tây Dương. Hôm 18/6 vừa qua, các nhà khoa học đã tiến hành gửi thử nghiệm một email "thơm phưng phức" từ Paris tới Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở New York, Mỹ.


Email này chứa một bức ảnh chụp chai rượu sâm banh và những chiếc bánh hạnh nhân, đính kèm với các mùi hương. Ở đích đến, email này được mở ra tại một thiết bị có tên gọi là oPhone, với khả năng phát ra các mùi tương ứng.


Email đã có... hương thơm

Ứng dụng oSnap trên iPhone cho phép người gửi chọn lựa các mùi hương


Giáo sư David Edwards thuộc trường Đại học Harvard, người sáng tạo ra hệ thống gửi nhận email có hương vị, cho biết: "Với oPhone, mọi người có thể chia sẻ không chỉ từ ngữ, hình ảnh và âm thanh mà còn cả hương vị tới bất cứ người nào, đến bất cứ địa điểm nào trên thế giới".


Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào? Đầu tiên, người gửi sẽ tạo ra một file mùi vị gọi là oNote thông qua ứng dụng oSnap được cài trên iPhone. Ứng dụng này cho phép người gửi chọn lựa và kết hợp 32 mùi hương cơ bản. Với 32 mùi cơ bản này, người ta có thể kết hợp thành 300.000 mùi hương khác nhau.


Email sau đó sẽ được gửi tới thiết bị oPhone. Thiết bị này được tích hợp một con chip và một "bộ từ vựng mùi hương", nó sẽ phát ra hương vị tương ứng mà người gửi đã lựa chọn. Mỗi mùi hương sẽ tồn tại trong 10 giây.


Email đã có... hương thơm

Giáo sư Edward và cộng sự Rachel Field trình diễn thiết bị gửi nhận email có mùi hương tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ


Giáo sư Edward dự kiến sẽ trình diễn oPhone tại các quán cafe ở Paris trong thời gian tới, cũng như sớm thương mại hóa sản phẩm này với mức giá 149 USD (3,1 triệu đồng).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: