Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Startups: Làm gì khi đang mất dần ngọn lửa đam mê

Startups: Làm gì khi đang mất dần ngọn lửa đam mê

Có thể nói, việc đánh mất niềm tin và đam mê với một startup là một vấn đề thường gặp và nó cũng là tảng đá chặn đường không dễ nhấc lên mà ném qua chỗ khác.


Startups: Làm gì khi đang mất dần ngọn lửa đam mê


Đánh mất đam mê đối với công việc mình đang làm không phải là một điều mới mẻ mà nó là điều mà hầu như người trẻ nào cũng đều gặp phải, đặc biệt là các nhà sáng lập. Bởi vì không có đam mê đồng nghĩa với việc từ bỏ đứa con của mình hoặc chỉ duy trì nó được trong một thời gian ngắn.


Chắc chắn những founder đang đọc bài viết này hẳn đã từng trải qua trường hợp như vậy và khó tìm ra được hướng đi tốt. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có những giải pháp khi gặp phải trường hợp đam mê bỏ bạn đi mà đi du lịch đâu đó nhé.


Mọi thứ đề có nguyên nhân của nó, vậy nên để tìm ra được giải pháp tốt nhất, chúng ta phải biết được nguyên nhân chủ yếu của vấn đề, và ở đây cụ thể là tại sao bạn đánh mất đam mê của mình?


Vì bạn chán? Các sự việc, vấn đề chưa đủ thách thức và bạn nhận ra bạn chỉ đang giải quyết những công việc hàng ngày lặp đi lặp lại.



  • Stress chăng? Rõ ràng điều khiển và quản lý một công ty mới là vô cùng stress. Cho dù là bạn có chuẩn bị tinh thần đối mặt với nó đi chăng nữa thì bạn vẫn sẽ bị nó gây ảnh hưởng lớn.

  • Thất bại làm nản chí? Bạn không làm ra lợi nhuận và không đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn sẽ cảm thấy nản lòng với những gì mình đang làm.

  • Làm việc quá nhiều. Nó gây cho bạn stress nặng nếu như bạn cứ sống với công việc từ giờ này qua giờ khác và không còn thời gian cho những hoạt động thường nhật. Bạn sẽ bị mất cân bằng.

  • Thiếu sự động viên và động cơ. Đây là lý do chung nhất trong trường hợp bạn gặp tất cả những lý do trên hoặc không xác định được nguyên nhân nào cả.


Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bạn nên tìm ra vài cách để đưa mình lại đúng hướng. Twenty xin chia sẻ cho bạn vài kinh nghiệm từ những nhà sáng lập khác:


Nhớ lại vì sao mình thành lập startup này


Quay ngược lại thời gian về thời điểm mà bạn đang còn mơ mộng và bất chấp tất cả để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Hãy nhớ ra rằng bạn đã vui thế nào khi tưởng tượng ra ý tưởng của mình sẽ thay đổi thế giới trong tương lai, bạn sẽ đạt được những gì nếu thành công: tiền, sự công nhận…


Những tham vọng ngày ấy, sự phấn khích khi bắt đầu một thứ gì mới mẻ và mục tiêu to lớn bạn luôn hướng đến sẽ giúp bạn nhìn nhận lại kế hoạch kinh doanh của mình một cách khôn ngoan hơn và giúp bạn qua trở lại quỹ đạo làm việc như ban đầu.


Tổ chức tiệc ăn mừng thành công


Nếu như bạn gặp phải lý do chán nản vì chưa đạt được mục tiêu mình đặt ra hay làm được một việc gì đó đáng làm thì hãy ngẫm nghĩ lại về những thành công trước đây và lấy nó làm động lực gia tăng niềm tin vào bản thân mình. Dừng lại một chút và liệt kê những gì startup của bạn đã đạt được, dù cho nó không nhiều (vì rõ ràng bạn chỉ mới bắt đầu).


Startups: Làm gì khi đang mất dần ngọn lửa đam mê


Tổ chức tiệc ăn mừng hoặc tự thưởng cho mình một bữa ăn ra trò sẽ giúp bạn tự tin hơn và thêm động lực bước tiếp.


Tạo một cuộc sống “đẹp”


Có thể bạn đã từng nhận được những email từ khách hàng hoặc nhân viên cấp dưới, cám ơn bạn về những gì bạn đã làm cho họ hoặc cám ơn bạn đã giúp đỡ. Đừng xoá những bức thư đó nhé. Đôi khi bạn mất đam mê, đọc lại những bức thư ấy, bạn sẽ cảm thấy mình được động viên rất nhiều vì con người có khuynh hướng thích nghe lời khen mà.


Làm những công việc bạn yêu


Lý do của bạn để tạo dựng một startup là gì? Bạn muốn sản phẩm của mình mang đến lợi ích sức khoẻ cho ngưởi dùng, hay bạn muốn công nghệ mình phát triển sẽ làm tăng ý thức bảo vệ môi trường?


Ban đầu, bạn sẽ là người phát triển sản phẩm, nhưng dần dà khi công ty của bạn phát triển hơn xưa, công việc nghiên cứu sản phẩm sẽ không còn do bạn trực tiếp đảm nhiệm nữa mà sẽ do người khác thực hiện. Bạn sẽ trở thành một quản lý với hàng núi các công việc quản lý, gặp gỡ đối tác, tìm kiếm hợp đồng.


Bạn sẽ không còn thời gian cho công việc bạn luôn yêu thích và có ý nghĩa nhất với bạn nữa. Đó cũng chính là lý do khiến bạn mất đam mê với startup của mình. Chính vì thế, mỗi tuần hãy dành ra một khoảng thời gian để làm những việc bạn yêu thích.


Học một thứ mới


Sống với chỉ một thứ duy nhất trong cuộc đời thường sẽ làm bạn dễ chán ngán với nó. Hãy học một thứ hoàn toàn mới. Giống như Steve Jobs khi vừa mới bị mời ra khỏi ban giám đốc của Apple, ông đã không vội vàng đi kiếm một công việc khác, mà làm mới mình bằng cách tham gia một khoá học viết chữ đẹp và khoá học này cũng chính là nền tảng cho các thiết kế tuyệt vời của Apple sau này, những thiết kế mang dáng dấp của một tác phẩm nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ là một sản phẩm công nghệ.


Học một thứ mới hay làm một thứ mới không bắt buộc bạn phải tốn tiền. Bạn có thể đăng ký một lớp học miễn phí về một ngành mà bạn cũng quan tâm như tâm lý chẳng hạn, hoặc đến thư viện tìm sách để đọc, xem phim, hay Youtube, hoặc đơn giản chỉ là tìm những blog hoặc những bài viết ấn tượng để đọc. Hãy đa dạng hoá cuộc sống của mình.


Dành thời gian cho bản thân


Một trong những lý do lớn nhất gây nên tình trạng hết đam mê trong công việc chính là làm việc quá độ và khiến cán cân cuộc sống nghiêng hẳn về một phía. Biết rằng quản lý một startup rất khó và phát triển nó càng khó hơn, đòi hỏi nhiều công sức, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta dành 24/7 thời gian một tuần chỉ để làm việc. Dành ra một vài giờ mỗi tuần, vài phút mỗi ngày để tập trung vào việc giải trí và thư giãn đầu óc sẽ giúp cá nhân bạn đỡ stress và bớt gánh nặng hơn.


Mong rằng những mẹo trên sẽ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực cho những bước đi sau này. Hãy thực hiện nó hằng ngày và tạo thành một thói quen để ngọn lửa đam mê không bao giờ bị thổi tắt.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: