Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3

5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3

Siêu phẩm đầu bảng của LG đã chính thứ ra mắt đêm qua, với cấu hình chuẩn mực của một "bom tấn" khi thỏa mãn gần như tất cả kỳ vọng của người dùng. Có thể kể đến màn hình QHD siêu nét 5.5 inch, camera tự động lấy nét bằng tia laser, thiết kế tương đối gọn gàng như những điểm cộng lớn nhất.


Chắc chắn, sự xuất hiện của G3 sẽ tạo nên kịch tính cho phân khúc smartphone cao cấp trong thời gian tới và những đối thủ như Galaxy S5, HTC One M8 hẳn nhiên sẽ phải dè chừng. Tuy nhiên, để G3 có thể tạo được một sự đột phá thực sự về lượng tiêu thụ so với G2, một siêu phẩm cũng được giới chuyên môn đánh giá rất cao nhưng chỉ chiếm được thị phần khiêm tốn, LG sẽ phải cần đến nhiều yếu tố hơn là cấu hình. Một chiến dịch marketing hiệu quả, hệ thống phân phối mạnh và cả sự may mắn là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo cho doanh số.


Hơn nữa, dù cấu hình của G3 gây được ấn tượng rất mạnh thì giới phân tích vẫn chỉ ra được những điểm "giá như" mà nhà sản xuất trang bị cho con máy của mình, để G3 có thể thực sự tỏa sáng, áp đảo hoàn toàn các đối thủ.


1. Pin khủng hơn


5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3


LG G3 được trang bị pin dung lượng 3000 mAh, lớn hơn đáng kể so với pin của HTC One M8 hay Samsung Galaxy S5. Tuy nhiên, màn hình QHD của nó sẽ đòi hỏi năng lực xử lý hình ảnh rất lớn từ vi xử lý Snapdragon lõi tứ, và đến lượt mình, bộ phận chip sẽ đòi hỏi nguồn điện năng dồi dào, liên tục. Nói cách khác, áp lực mà pin của G3 phải gánh chịu là rất nặng nề.


LG cho biết hãng đã có nhiều giải pháp để tối ưu hóa pin G3 như thay thế một số bộ phận kim loại bên trong pin bằng chất liệu graphite, giúp tăng khả năng sạc và trữ điện. Dù vậy, các chuyên gia công nghệ vẫn lo ngại rằng những giải pháp này là chưa đủ để đáp ứng một màn hình có độ phân giải bằng 1.8 lần so với màn hình Full HD. Trong trường hợp này, một khối pin 3300 mAh trở lên mới là lý tưởng nhất.


2. Qualcomm's Snapdragon 805


5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3


Tất nhiên, con chip Snapdragon 801 lõi tứ của Qualcomm không có gì để chê trách, song rất nhiều người vẫn hy vọng G3 sẽ kịp trang bị dòng chip thế hệ mới nhất Snapdragon 805, bởi theo lời Qualcomm, 805 có khả năng xử lý yêu cầu cao của màn hình QHD tốt hơn hẳn so với các thế hệ chip hiện hành. GPU Adreno 420 cũng được cải tiến đáng kể, trong khi điện năng tiêu thụ của toàn hệ thống chipset lại ít hơn Snapdragon 800 tới 20%.


Về phần mình, LG có lý do rất chính đáng khi không trang bị Snapdragon 805. Một nguồn tin thân cận cho hay phiên bản 805 hiện tại chưa tích hợp modem LTE/HSPA mà G3 cần để có thể phát hành tại các thị trường toàn cầu. Nhiều khả năng phiên bản này sẽ chỉ được Qualcomm tung ra vào quý III năm nay mà thôi.


3. Chất liệu cao cấp hơn


5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3


Chất liệu là đề tài được nhắc đến rất nhiều sau khi Samsung ra mắt Galaxy S5 vỏ nhựa. Nhưng LG hơn đối thủ đồng hương ở chỗ đã xử lý được các mối lo ngại về cảm giác "rẻ tiền" của plastic bằng bề mặt sần ánh kim loại ở G3. Dù vậy, đây dù sao vẫn bị coi là tiểu xảo. Phải chăng thiết kế kim loại nguyên khối là sân chơi riêng của HTC mà thôi?


4. Thân máy chống nước và chống bụi


5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3


Rất nhiều người cũng ước rằng G3 có thể chống nước và chống bụi giống như Galaxy S5 và Xperia Z2 của Sony, nhất là khi công nghệ này đang trở thành mốt "hot nhất" của phân khúc smartphone cao cấp năm nay. Tất nhiên, việc trang bị lớp vỏ chống nước sẽ khiến cho kết cấu tương đối gọn gàng của G3 bị ảnh hưởng, nhưng từ phía người dùng, trải nghiệm sử dụng sẽ trở nên tiện lợi và dễ chịu hơn rất nhiều.


5. Máy quét vân tay


5 điểm gây tiếc nuối nhất của LG G3


Với việc hai hãng smartphone lớn nhất hành tin là Apple và Samsung đều đã tích hợp máy quét vân tay vào smartphone đầu bảng của mình, tính năng sinh trắc học này cũng đang là xu hướng mới cho thị trường. Và nên vậy, vì máy quét vân tay có cấp độ bảo mật tương đối cao, lại có thể nhúng vào nhiều ứng dụng có thanh toán di động.


Nhưng có vẻ như LG không muốn gia nhập cuộc chơi này vì hãng còn mải mê theo đuổi nét riêng của mình bằng tính năng Knock Code. Trong trường hợp hãng đổi ý và muốn ứng dụng máy quét vân tay, tốt nhất là LG nên đi theo hướng iPhone 5S thay vì dùng bộ cảm ứng dạng quệt của Galaxy S5 và HTC One Max.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: