Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Phần Lan chính thức đưa kỹ năng gõ bàn phím vào chương trình giáo dục bắt buộc

Phần Lan chính thức đưa kỹ năng gõ bàn phím vào chương trình giáo dục bắt buộc

Phần Lan đã quyết định loại bỏ kỹ năng viết tay ra khỏi chương trình giáo dục bắt buộc vào năm 2016 sắp tới. Thay vào đó, học sinh sẽ được dạy cách gõ bàn phím và thậm chí là kỹ năng nhắn tin. Bên cạnh môn học đánh máy bắt buộc, các trường vẫn có thể tiếp tục dạy kỹ năng viết tay cho học sinh như một phần phụ thêm nếu họ muốn.


Các giáo viên tại Phần Lan cho biết thay đổi trong chương trình giáo dục này sẽ tạo nên nhiều lợi ích cho học sinh. Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng nảy sinh là có thể có một số học sinh không có điều kiện với các thiết bị hiện đại như các bạn cùng trang lứa. Điều này phần nào sẽ tạo nên sự bất công bằng trong quá trình học tập của các em. Minna Harmanen, một thành viên thuộc Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan cho rằng gõ bàn phím thông thạo là một "kỹ năng công dân quan trọng" mà mọi trẻ em nên được trang bị. Kỹ năng gõ phím có thể giúp các em có thể làm việc hiệu quả hơn trong tương lai, nhưng nhiều người có thể sẽ tiếc nuối khi chữ viết tay sẽ không còn nữa.


Phần Lan chính thức đưa kỹ năng gõ bàn phím vào chương trình giáo dục bắt buộc


Phần Lan là một trong những nước đầu tiên chính thức chuyển kỹ năng viết thành 1 tùy chọn phụ thêm và tập trung vào rèn luyện kỹ năng gõ phím cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều nơi khác trên thế giới cũng bắt đầu có ý định muốn đưa gõ phím vào chương trình giáo dục chính thức trước xu hướng phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Nhiều trường học tại Mỹ đã tổ chức bỏ phiếu lấy ý kiến và thí điểm dùng bàn phím thay cho giấy viết để ghi chú trên lớp học. Và câu hỏi đặt ra ở đây là liệu thay đổi này sẽ có tác động như thế nào đến các học sinh và chuyển gì sẽ xảy ra nếu người học muốn ghi chép nhưng máy tính, tablet lại không thể dùng được vì một lý do nào đó?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: