Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Apple hợp tác với Foxconn để sản xuất màn hình sapphire cho iPhone

Apple hợp tác với Foxconn để sản xuất màn hình sapphire cho iPhone

Theo một nguồn tin của trang Cult of Mac, Apple có thể nhờ đến Foxconn để sản xuất tấm kính sapphire cho những thế hệ iPhone trong tương lai.


Apple hợp tác với Foxconn để sản xuất màn hình sapphire cho iPhone


Trước đây hãng từng bắt tay với GT Advanced nhằm chế tạo loại kính bảo vệ này, thậm chí còn đầu tư cả một nhà máy tại bang Arizona để sản xuất nhưng GT Advanced đã không thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe cũng như sản lượng mà Apple đòi hỏi. Chính vì thế Apple mới quay sang bắt tay cùng Foxconn. Nguồn tin nói sẽ cần khoảng 1-2 tỉ USD để tái cấu trúc lại các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc để có thể bắt đầu sản xuất những gì Apple cần, ngoài ra Foxconn cũng sẽ phải mua hàng nghìn lò nung để cung ứng sapphire kịp thời. Ngoài ra cũng cần nguồn điện và nguồn nước được duy trì liên tục.


Trên thực tế Foxconn chưa có kinh nghiệm làm sapphire, tuy nhiên họ được cho là rất quan tâm đến loại vật liệu này và đã mua lại nhiều bằng sáng chế, bản quyền liên quan đến sapphire trong những năm qua. Ví dụ, Foxconn đang nắm trong tay bằng sáng chế màn hình LCD với lớp phủ sapphire, tấm bảo vệ sapphire, các cách thức sản xuất sapphire cũng như quy trình cắt laser tấm nền sapphire có thể loại bỏ công đoạn đánh bóng.


Hiện nay Apple cũng đã đưa sapphire vào các sản phẩm của mình nhưng nó chỉ là một tấm kính nhỏ phủ trên cảm biến vân tay Touch ID cũng như cụm camera mà thôi, sắp tới sẽ có thêm Apple Watch. Apple từng được đồn là sẽ dùng kính sapphire cho màn hình của iPhone 6 và 6 Plus nhưng sự yếu kém về mặt năng lực của GT Advanced đã khiến điều đó không trở thành hiện thực.


Cuối cùng, Cult of Mac chia sẻ rằng việc sản xuất sapphire có thể được sản xuất ở cả Trung Quốc lẫn cơ sở bang Arizona, tuy nhiên khả năng dồn hết về Trung Quốc cũng khá cao. Song song đó, Apple cũng đang điều tra khả năng bắt tay cùng Hansol Technics (Hàn Quốc) và Harbin Aurora Optoelectronics Technology (Trung Quốc) để làm sapphire trong tương lai.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: